Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Phương Linh
Mai Phương aNH
Nguyễn Thị Mai
Nguyễn Thị Anh
Nguyễn Huy Tú
Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.
Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước. Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: . Bác sống như trời đất của ta,Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.
(Theo chân Bác) Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót… Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng. Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng: Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Theo chân Bác – Tố Hữu). Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng: Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu). Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu. Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
Bình Định, ngày 10 tháng 12 năm 2016
Kính gửi Bác Hồ - người chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Bác Hồ kính mến!
Cháu là Phương Trâm. Hôm nay cháu viết bức thư này là muốn kể cho bác nghe về một việc làm khá thiết thực mà cháu và các bạn cùng lớp vừa mới làm được
Bác à năm nay cháu đã lên lớp rồi đấy , đã trở thành một người chị hai và chuẩn bị trở thành chị cả của trường rồi đó bác vì thế những việc làm của trường cháu cũng được tham gia nhiều hơn . Bác biết không mới vừa qua trường trung học cơ sở Cát Tài của chúng cháu vinh dự được đón bằng chuẩn quốc gia mà tỉnh trao tặng .Cùng với đó là tháng thi đua hoa điểm mười chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 . Trong đợt thi đua đó lớp 7A1 chúng cháu đã thực hiện rất tốt các phong trào mà nhà trường đề ra hơn thế nữa chúng cháu đã thực hiện tốt điều thứ nhất trong 5 điều mà bác đã dạy như thi đua học tập tốt giành nhiều hoa điểm mười và lao động thật tốt , chăm chỉ đễ giữ vệ sinh xung quanh trường nhằm đón hai ngày lễ lớn .Ngoài ra lớp còn tích cực tham gia văn nghệ và còn được giải nhất nữa đó bác. Sau đợt thi đua lớp chúng cháu đã vinh dự được nhà trường khen thưởng là lớp tiên tiến xuất sắc đáng để noi theo , là lớp tiên phong trong công tác đoàn đội nữa đấy
Nhưng bác ơi đó chỉ mới xét chung về tập thể thôi còn về cá nhân thì lớp cháu cũng là lớp có đông bạn được ken thưởng nhất trường nữa đó . Ví dụ như bạn Trần Hồ Trâm Anh và bạn Nguyễn Quỳnh Như , hai bạn ấy trong một tuần đã xung phong phát biểu và được 5 con điểm miệng trong đó 2 con mười và 3 con 9.
Không chỉ thế hai bạn ấy còn là hai đội viên xuất sắc , là nòng cốt học sinh giỏi đội tuyển toán và anh .Hai bạn ấy quả là hai tấm gương sáng xứng đáng để noi theo và học tập
Những việc đó tuy chẳng đáng nhằm nhò khi so với các tấm gương to lớn khác nhưng Bác à chúng cháu xin hứa với Bác rằng sẽ luôn học tập và noi theo tấm gương bác và những lời bác dạy. YÊU BÁC
Cháu của Bác:
Trâm
Nguyễn Phương Trâm
Bạn ơi , cái bài này mink cx đã tham khảo wa trên mạng , nhưng có bn nào có cách làm khác ko ?
Tham Khảo
Bài thơ "Cảnh khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên song cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng. Nó làm cho tiếng suối ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cung thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi 2 thứ đó hòa quyện vào thì thật là tuyệt vời! Tiếng suối dịu êm như 1 khúc hát chữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" thể hiện ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật điệp từ "lồng" để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, về sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng Bác ko chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Qua bài thơ này, ta lại càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo nước, nỗi thương dân.
Tham khảo
Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.
Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.
Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.
Vào một ngày thu đầu tháng chín cách đây hai mươi lăm năm, cả dân tộc đã đau đớn tiễn đưa người Cha già kính yêu về cõi vĩnh hằng. Những dòng nước mắt nghẹn ngào trong mưa.
Nỗi đau ấy cũng nhói lên trong lòng thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả trên thế giới bởi cả đời Người đã dành cho trẻ em tình thương yêu sâu sắc, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt:
"Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh"
Câu nói của Bác sẽ đọng lại mãi mãi trong lòng thiếu nhi chúng em. Như chúng ta đã biết, cuộc đời Bác là cuộc đời tranh đấu hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vậy mà, dù gánh trên vai trọng trách lớn lao ấy, Người chẳng lúc nào quên những tâm hồn con trẻ. Bác Hồ đã dành cho “chồi non” đất nước tình cảm xuất phát từ trái tim giàu yêu thương, nhân hậu của mình. Các bạn thiếu nhi ở khắp nơi, ở mọi miền thuộc nhiều dân tộc đều được đón nhận tình thương của Bác. Cảm động vô cùng, giữa bao bộn bề công việc Bác vẫn không quên một lời hứa với một bạn nhỏ ở Cao Bằng. Ấy là lần Bác hứa sẽ tặng cho bạn ấy một chiếc vòng bạc. Thời gian trôi đi, một lần trở lại Bác đã tìm và trao lại chiếc vòng như đã hứa.
Chính vì lòng yêu thương nhi đồng, Bác đã đau xót nghẹn ngào khi nhìn thấy các bạn nhỏ gầy gò trong đoàn đại biểu nhân dân Tân Trào tới chào mừng ủy ban Dân tộc Giải phóng. Bác nói với các dại biểu: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các em bé có cơm ăn, có áo ấm, được đi học, không lam lũ mãi thế này”. Phải chăng đó chính là ước mơ giản dị mà lúc ấy Người rất mong thực hiện được. Đau xót trước những khó khăn, vất vả thiếu thốn của thiếu nhi bao nhiêu thì Bác càng đặc biệt quan tâm tới việc học hành, đời sống của các cháu bấy nhiêu khi nước nhà giành được độc lập. Ngày khai trường đầu tiên - thu 1945, Bác đã viết thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc với lời dạy bảo ân cần trìu mến: Các em siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, đua bạn. Trong công cuộc kiến thiết, nước nhà trông mong ở các em rất nhiều’’.
Không chỉ thế Bác đã đặt niềm tin, hi vọng rất lớn vào thế hệ tương lai: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó là lời dạy bảo sâu sắc, có ảnh hưởng lớn, đã ăn sâu vào tiềm thức biết bao thế hệ thiếu niên sau này khi bước chân vào mái trường. Bác luôn luôn quan tâm tới việc giáo dục và rèn luyện trẻ em. Năm điều Bác dạy ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ giúp chúng em vươn lên, cố gắng. Những điều Bác dạy ấy rất đầy đủ thiết thực đối với thiếu nhi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Khuyến khích sự vươn lên đó, Bác thường trao tặng phần thưởng và huy hiệu cho các bạn học giỏi, có nhiều thành tích. Tất cả những gì Bác đã làm mãi mãi là những kỉ niệm không bao giờ mờ phai trong lòng thiếu niên nhi đồng.
Tình thương bao la của Bác không chỉ dành cho thiếu niên nhi đồng trong nước mà dù đi đâu, ở đâu khi có dịp Bác đều bộc lộ tình cảm ấy của mình. Người Pháp đã rất ngạc nhiên khi thấy Bác cầm một quả táo lúc rời khỏi cuộc họp, nhưng thật tuyệt khi họ chứng kiến Bác tặng nó cho một em bé Pháp đi chúc mừng. Tình yêu thương của Bác là vậy đó, nên ở đâu Bác cũng được thiếu nhi yêu mến, kính trọng. Em bé được Bác tặng quả táo đã giữ mãi mà không muốn ăn. Em không muốn làm mất kỉ niệm về một tấm lòng ấm áp tình yêu thương. Hay khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, tiếng khóc của một cháu bé Trung Quốc cũng làm Bác day dứt nghĩ tới một cảnh đời, một gia đình:
Oa...! Oa...! Oa...!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ tới ở nhà pha.
Không chỉ là thơ, không chỉ là tiếng khóc tự nhiên của cháu bé nữa, mà đó là tiếng nức nở, xót xa trong trái tim nhức nhối yêu thương của Bác.
Bác đã dành biết bao tình cảm cho thiếu niên nhi đồng, tình cảm ấy chứa chan trong những vần thơ Bác dành cho chúng em nhân dịp Tết Trung thu:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng."
Dường như không giây phút nào Bác không dành cho trẻ em tình thương, nỗi nhớ. Trăng với Bác là người bạn tri âm, vậy mà ngắm trăng đẹp Bác càng thêm nhớ thương các cháu, ở một bài thơ khác Bác cũng nói:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan."
Bác luôn nâng niu, luôn quan tâm chăm sóc từ đời sống đến việc học tập của thiếu nhi. Bác rất vĩ đại mà cũng thật gần gũi. Tình yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi đã làm cho hàng triệu triệu trái tim rung động, khiến nhà thơ Tố Hữu không nén nổi xúc động, nghẹn ngào khi viết những dòng thơ:
"Ôi vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm."
Trái tim tràn đầy tình yêu thương cùng với tất cả những gì Bác dành cho thiếu niên nhi đồng mãi mãi khắc ghi cùng năm tháng. Đó cùng là những gì đẹp đẽ nhất tô đậm thêm chân dung người Cha già của dân tộc. Và chúng em cũng sẽ mãi mãi cất tiếng ca: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng...”
"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"...
Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ” và “Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”... Đúng thật vậy, dù luôn bận bịu với những công việc quốc gia đại sự, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc cho các thế hệ măng non của đất nước, bởi theo Bác, chính thế hệ măng non sẽ là những chủ nhân của đất nước sau này. Bác Hồ đã viết nhiều bài thơ thể hiện lòng yêu thương trẻ em Việt Nam. Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung Thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã nói nên nỗi lòng của mình đối với thiếu nhi, bằng lời lẽ rất giản dị “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”.
Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng...”. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do, Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”.
Những vần thơ bát ngát tình mà Bác Hồ đã riêng dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết của Người đối với các cháu. Người nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng"...
Nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam cũng luôn cồn cào trong tim của Bác Hồ. Bác ao ước:
“Bắc Nam sẽ xum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi”.
(Gửi các cháu miền Nam, 1965)
Thơ Người chính là lời tỏ bày tình cảm, là lòng mong mỏi lớn lao của vị Cha già, vị lãnh tụ cách mạng đối với lớp trẻ:
"Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình”...
Người luôn luôn dành những lời dạy chí tình cho thiếu nhi, luôn quan tâm giáo dục các cháu. Bác coi thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng. Nhiều lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã được các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam khắc cốt ghi tâm. Nổi bật là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và đó đã trở thành nội dung rèn luyện và phấn đấu của mỗi thiếu nhi Việt Nam.
Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải "khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức". Người yêu cầu "đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy". Lời dạy "Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người" của Bác Hồ đã và đang được toàn Đảng, toàn dân ta học tập và làm theo.
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”
Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Bác từng mong đợi. Chúc bạn học tốt!!!