Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
1. sai. Cùng một kiểu gen dưới tác động của kiểu hình có thể cho ra nhiều kiều hình khác nhau
2. sai. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ
3. sai. Trong quá trình tiến hóa cách li địa lí có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài (SGK sinh học 12-Trang 126)
4. đúng (SGK Sinh học 12 – Trang 113)
Đáp án B
Có 3 thông tin đúng, đó là (2), (3), (5)
Giải thích:
(1) sai. Vì (1) thuộc dạng hình thành loài bằng con đường sinh thái chứ không phải hình thành loài bằng con đường địa lí.
(4) sai. Vì (4) thuộc dạng cách li tập tính dẫn tới hình thành loài bằng con đường tập tính.
Đáp án B.
Các phát biểu đúng là I và II.
I đúng: Con lai bất thụ => bố mẹ cách li sinh sản => bố mẹ thuộc hai loài khác nhau.
II đúng: Các biến dị xuất hiện trong đời sống cá thể được coi là hiện tượng thường biến => không có biến đổi về mặt di truyền => không có ý nghĩa đối với tiến hóa.
III sai: Ngay cả khi điều kiện môi trường không thay đổi, quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên để hình thành nên quần thể thích nghi.
IV sai: Cách li địa lí chỉ có vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới chứ không trực tiếp tham gia trở thành một nhân tố tiến hóa.
V sai: Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) không được xem là nhân tố tiến hóa vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy, ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tuy nhiên, mặt khác, ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Ngoài ra, ngẫu phối còn trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các biến dị di truyền mới xuất hiện mà còn huy động nguồn dự trữ các biến dị di truyền đá phát sinh từ trước nhưng tiềm ẩn trong quần thể do các quá trình đột biến và ngẫu phối tạo ra. Tóm lại, ngẫu phối có vai trò gián tiếp cho quá trình tiến hóa.
Đáp án B
(1) Sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(2) Sai vì chướng ngại địa lý mới là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(3) Sai vì điều kiện địa lý là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.
(4) Đúng.
(5) Sai vì đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên không cung cấp biến dị di truyền.
Đáp án B
Các phát biểu đúng về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí là: 2,3,5
1,4 nói về quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí.
Chọn đáp án B.
(1) Sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(2) Sai vì chướng ngại địa lí mới là nhân tố ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(3) Sai vì điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.
(4) Đúng
(5) Sai vì đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên không cung cấp biến dị di truyền.
STUDY TIP
Tiến hóa nhỏ:
-Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể hình thành nên loài mới. Tiến hóa nhỏ chấm dứt khi loài mới được hình thành.
-Diễn ra trong một thời gian ngắn.
-Diễn ra trong quy mô hẹp.
-Ý nghĩa: là trọng tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.
-Nội dung chính: Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: phát sinh đột biến, phát tán và tổ hợp đột biến thông qua giao phối, chọn lọc các biến dị có lợi, cách ly sinh sản giữa quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc
Đáp án A.
(1) Đúng. Vì quần thể luôn chịu tác động từ nhân tố tiến hóa (ít nhất là có sự tác động của CLTN).
(2) Sai. Không có nhân tố tiến hóa, vốn gen không biến đổi, cũng không có sự sắp xếp lại trật tự gen và điều hòa gen nên không thể hình thành loài mới.
(3) Sai. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài. Ý này sai ở “sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài”, sự khác nhau giữa các nòi mới đúng.
(4) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể kể cả môi trường thay đổi hoặc không thay đổi.
(5) Đúng.
Đáp án A
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước
1. Sự phát sinh đột biến.
2. Sự phát tán của đột biến qua giao phối.
3. Sự chọn lọc các đột biến có lợi.
4. Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi và quần thể gốc.
5. Hình thành loài mới
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4).
Giải thích:
(1) đúng. Vì cách li địa lí ngăn ngừa giao phối tự do giữa các phần thể cho nên duy trì sự khác biệt do các nhân tố tiến hóa tạo ra.
(2) sai. Vì cách li địa lí không phải là nhân tố chọn lọc. Điều kiện địa lí (nhiệt độ, độ ẩm,…) mới là nhân tố chọn lọc.
(3) đúng. Vì cách li địa lí kéo dài sẽ dẫn tới sự phân hóa sâu sắc về thành phần kiểu gen của quần thể. Do đó có thể dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(4) đúng. Vì khi bị các chướng ngại địa lí ngăn cách thì các cá thể không thể đến giao phối với nhau.
(5) sai. Vì cách li sinh sản chỉ xảy ra khi sinh vật có cấu tạo cơ quan sinh sản khác biệt nhau dẫn tới không
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án D.
Bước 1: Tìm tần số alen A ở mỗi thế hệ.
Bước 2: Dựa vào sự thay đổi tần số alen để suy ra kiểu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Dựa vào sự thay đổi tần số alen trên ta thấy tần số alen trội tăng dần, tần số alen lặn giảm dần. → Quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Cách ly địa lý hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài, tăng cường sự sai khác về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể đó.
Chọn D