K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

Trong nửa đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất lương thực, ngoài ra còn trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.

Công nghiệp điện tử - tin học không phải là ngành kịnh tế chính ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

1, Vì địa hình Nam Á phân chia không đồng đều:

- phía bắc là dãy Himalaya hùng vĩ dài 2600km.

- phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối bằng phẳng. - ở giữa chân núi Himalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn, dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km -> 350km. => ảnh hưởng đến sự phân bố khí hậu ở Nam Á.

4 tháng 12 2018
Vì sao khí hậu của Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của địa hình,Đặc điểm phát triển kinh tế ở các nước châu Á,Kể tên các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới Nhật Bản,Địa lý Lớp 8,bài tập Địa lý Lớp 8,giải bài tập Địa lý Lớp 8,Địa lý,Lớp 8 Câu 3:
Trong công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp có vị trí quyết định đối với nhiều nước, góp phần cung cấp công cụ, phương tiện giao thông, các sản phẩm tiêu dùng; không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra mặt hàng xuất khẩu.
Câu 11. Số lượng cơn bão trung bình hàng năm trực tiếp đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta là A. từ 3 đến 4 cơn. B. từ 1 đến 2 cơn. C. từ 8 đến 9 cơn. D. từ 6 đến 7 cơn. Câu 12. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng. A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Bộ. Câu 13. Hiện...
Đọc tiếp

Câu 11. Số lượng cơn bão trung bình hàng năm trực tiếp đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta là

A. từ 3 đến 4 cơn. B. từ 1 đến 2 cơn.

C. từ 8 đến 9 cơn. D. từ 6 đến 7 cơn.

Câu 12. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng.

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Bộ.

Câu 13. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực

A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Vịnh Thái Lan.

Câu 14. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua thành phần tự nhiên là

A. địa hình. B. khí hậu. C. sông ngòi. D. thực vật.

Câu 15. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng và thất thường.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.

 

Câu 16. Lãnh thổ Việt Nam là nơi

A. các khối khí hoạt động tuần hoàn nhịp nhàng.

B. gió mùa hạ hoạt động quanh năm.

C. gió mùa đông hoạt động quanh năm.

D. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa.

 

Câu 17. Đặc điểm về vị trí địa lí khiến thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi là

A. nằm ở gần khu vực xích đạo.

B. nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

C. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

D. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và tiếp giáp với Biển Đông.

 

Câu 18. Do nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên

A. địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp.

B. khoáng sản phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng lớn.

C. khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa

0
Câu 25. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km kéo dài từ đâu tới đâu? A. Móng Cái tới Cà Mau. B. Móng Cái tới Hà Tiên.  C. Hà Giang tới Cà Mau. D. Hà Giang tới Hà Tiên. Câu 26. Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là A. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến. B. trở thành thị trường tiêu thụ của...
Đọc tiếp

Câu 25. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km kéo dài từ đâu tới đâu?

A. Móng Cái tới Cà Mau. B. Móng Cái tới Hà Tiên.

 

C. Hà Giang tới Cà Mau. D. Hà Giang tới Hà Tiên.

Câu 26. Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

A. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.

B. trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.

C. đội ngũ lao động có trình độ khoa học – kĩ thuật di cư đến các nước phát triển.

 

D. chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.

 

Câu 27. Đặc điểm của vị trí địa lí tạo tiền đề hình thành nền văn hóa phong phú và độc đáo của nước ta là

A. nằm ở nơi giao thoa của các dân tộc trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.

B. nằm gần hai nền văn minh cổ đại lớn của nhân loại là Trung Quốc và Ấn Độ.

C. nằm trong khu vực thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. nằm trong khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động trên thế giới.

 

Câu 28. Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là

A. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.

B. cấu trúc địa hình khá đa dạng.

C. địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người.

D. địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

Câu 29. So với toàn bộ lãnh thổ (phần đất liền), khu vực đồi núi của nước ta chiếm tới

A. 3/4 diện tích. B. 2/3 diện tích.

C. 4/5 diện tích. D. 3/5 diện tích.

Câu 30. Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta là?

A. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh. B. Đồng bằng Quảng Nam – Quảng Ngãi

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 31. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là

A. hướng vòng cung và hướng đông bắc – tây nam.

B. hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung.

C. hướng vòng cung và hướng đông nam – tây bắc.

D. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

0
Câu 19. Đặc điểm đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là A. lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất và vùng trời.  B. nằm trọn vẹn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam. C. lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có nhiều động đất và núi lửa trên thế giới. D. đóng vai trò cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo....
Đọc tiếp

Câu 19. Đặc điểm đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là

A. lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất và vùng trời.

 

B. nằm trọn vẹn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam.

C. lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có nhiều động đất và núi lửa trên thế giới.

D. đóng vai trò cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

 

Câu 20. Ý nghĩa của vị trí địa lí nằm trọng trong một múi giờ (múi giờ thứ 7) là

A. tính toán dễ dàng đối với giờ quốc tế.

B. thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.

C. phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.

D. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương.

 

Câu 21. Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta là

A. vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Nam.

C. tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. vị trí rìa đông lục địa Á- Âu quy định tính chất gió mùa của khí hậu.

 

Câu 22. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí địa lí. B. vai trò của Biển Đông.

C. sự hiện diện của các khối khí. D. hướng các dãy núi.

Câu 23. Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật tự nhiên ở Việt Nam là

A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.

B. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

C. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

D. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

 

Câu 24. Đặc điểm vị trí địa lí tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng giao thương với các nước trên thế giới là

A. nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

B. tiếp giáp với Trung Quốc là thị trường đông dân.

C. nằm trên các tuyến đường hàng hải, đường bộ và hàng không quan trọng của thế giới.

D. nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

0
Câu 32. Hướng núi tây bắc – đông nam ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.  C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình vùng núi Đông Bắc? A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và chụm đầu...
Đọc tiếp

Câu 32. Hướng núi tây bắc – đông nam ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi

A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

 

C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và chụm đầu vào khối núi Tam Đảo.

B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

C. Hướng nghiêng chung là hướng tây bắc – đông nam.

D. Các sông trong khu vực như: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung.

 

Câu 34. Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là

A. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

B. có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa.

 

C. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng bắc – nam.

D. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông như: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

 

Câu 35. Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực

A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.

Câu 36. Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.

B. mạch núi cuối cùng của dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

C. gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.

D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

 

Câu 37. Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Nam là

A. khối núi Kon Tum và khối cực Nam Trung Bộ được nâng cao.

B. có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông – tây.

C. các cao nguyên của vùng khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1500 đến 2000m.

D. đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng.

 

Câu 38. Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở

A. Trung du Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ. 

0
11 tháng 12 2016

Ở môi trường vùng núi khi khai thác và phát triển kinh tế cần lưu ý vấn đề :

- Sạt lở đất, lũ quét do không có cây bao phủ

- Ô nhiễm môi trường do phá rừng làm nương rẫy

12 tháng 12 2016

- Khai thác vừa phải, tránh tác động nhiều đến đất, tránh tỉ lệ sạt lở đất, lủ quét.

- Tránh làm ô nhiễm môi trường

6.Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.

7. mik chx nghĩ

6.

* Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực: miền núi và đảo dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

* Nguyên nhân:

- Vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện sống thuận lợi: khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, kinh tế chậm phát triển nên dân cư thưa thớt hơn.


7.