K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2017

Một trong những thành tựu lớn về văn hóa,khoa học-kĩ thuật của trung quốc mà em thích là la bàn.

Vì:la bàn đầu tiên được gọi là'' kim chỉ nam'' do người Trung Hoa phát minh rất sớm ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm.Trung Quốc cũng là nước đầu tiên dùng là bàn trong ngành hàng hải.

7 tháng 10 2016

vạn lí trường thành

19 tháng 12 2023

                                   **Tham khảo**

- Thành tựu về chữ viết: Nhiều chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á như Cmpuchia, Lào, Thái Lan,... được sáng tạo theo kiểu chữ Phạn Ấn Độ

- Thành tựu văn học: Từ 2 bộ sử thi của Ấn Độ, nhiều nước Đông Nam Á đã tạo ra những tác phẩm văn học đồ sộ cho riêng mình

- Tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo ảnh hưởng lớn đến toàn bộ Đông Nam Á

hoctott

11 tháng 10 2016

dola la ban boi vi la ban chi huong di khi chung ta bi lac phuong huong

 

19 tháng 9 2016

Thành tựu về phật giáo .

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

22 tháng 12 2016

những thành tựu đó là:

- Về văn hoá :

+ Tư tưởng : Nho giáo
+ Văn học , Sử kí : có nhiều bài thơ , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
+ Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... rất nổi tiếng
- Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng nhưng giấy viết , nghề in , la bàn . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu

22 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 4 : Trung Quốc thời phong kiến | Học trực tuyến

kéo xuống phía dưới có câu trả lời cho câu hỏi của bạn

4 tháng 3 2023

Đời Trần. Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều di vật gỗ thời Trần như bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc, nữ thần chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá... Tác phẩm đá Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ là tượng hổ sớm nhất của kỷ nguyên độc lập tự chủ của Việt Nam còn lại đến nay, được ước đoán tạc vào khoảng năm 1264. Tượng hổ đã được đưa về bày ở sân Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ở thế nằm tự nhiên hơi nghiêng về bên trái, gắn liền thân với bệ thành một khối, đang nghỉ ngơi song đầu nghểnh cao quan sát. Tượng có kích cỡ dài 143 cm, cao 75 cm, rộng 64 cm. Tượng hổ trong tư thế nằm dễ chồm dậy, các chân được gấp lại đưa về đằng trước, đuôi dài quặt về cùng phía xuôi chiều. Thân mình hổ được thể hiện bằng những mảng khối căng phồng như thấy cả cơ bắp. Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn điển hình của thời Trần với phong cách hiện thực và khỏe khoắn. Chùa Dâu (hay chùa Pháp Vân, chùa Ứng Tự) trăm gian và cầu Chín Nhịp tại xã Khương Tự (Bắc Ninh) cũng là công trình kỹ thuật đáng kể, tương truyền do Mạc Đĩnh Chi xây cất.

5 tháng 10 2016

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b)   Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ  để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c)   Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d)   Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.


 

7 tháng 10 2016

cam on nhìu

22 tháng 9 2021

Những thành tựu khoa học kĩ thuật của trung quốc như la bàn, thuốc súng, giấy đã giúp phát triển cuộc sống con người lên một tầm cao mới. La bàn giúp thuận tiện cho việc định hướng Đ-T-N-B , Giấy thì cho việc lưu trữ tài liệu ghi chép. Đặc biệt là thuốc súng, đánh dấu bước goặc trong kĩ thuật quân sự pháo trang bị trên tàu, phòng thủ bờ biển,.... Tất Cả những điều trên chứng tỏ khoa học kĩ thuật thời bấy giờ rất phát triển

Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học - kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

* Về tư tưởng:

- Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia, v.v...

-Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến.

 

* Văn học:

Có tứ đại danh tác: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung,  Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

-Văn học, học sử rất phá triển, có nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

* Lịch sử:

- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. 

-Đạt nhiều lĩnh vực về hàng hải, có nhiều phát minh quan trọng trong chế tạo giấy, kĩ thuật in và hàng hải

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, cố cung Bắc Kinh, v.v....

-Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc,...phát triển với trình độ cao, tinh xảo

 


 

31 tháng 3 2017

*tư tưởng tôn giáo ược ra đời khoảng thế kỉ V:
+người sáng lập khổng tử
+nho giáo là hệ thống lí thyuết, thể hiện quan điểm nhìn nhận của con người với xã hội, con người với con người
+ hệ thống học thuyết nho giáo thể hiện ở tam cương-Ngũ thường
+nho giáo đạo giáo là cơ sở đường lối trị nc
*phật giáo: phát triển
*sử học là một trong những khoa học lịch sử đầu tiên ra đời ở TQ, nó ghi chép những hoạt động của các ông vua và hệ thống quan lại
+phản ánh hiện thực của chế độ phong kiến
+người TQ gọi Tư Mã Thiên là người đặt nền móng cho lịch sử
+thời đường:sử quán và sử quan thành lập
*văn học: đạt được những phát triển rực rỡ trên nhiêu phương diện nhất là về mặt thơ ca
*khoa học kĩ thuật
+toán học tư thời nhà hán , người TQ đã biên soạn được cuốn cửu chương toán thuật,phương pháp tính diện tích và khối lượng băng nhau.thời nam bắc triều tìm ra số pi (3.14)
thiên văn học:phát hiện ra nông lịch.phát hiện ra địa động nghi
-y dược: từ xa xưa đã xuất hiện thầy thuốc giỏi như hoa đà bằng phương pháp phẫu thuật
-kĩ thuật:phát minh ra kĩ thuật in, la bàn ,giấy
-kiến trúc nghệ thuật:nhiều kiến trúc đồ sộ như vạn lí trường thành, cố cung bắc kinh,nhữg bức tượng mang cảm hứng Phật giáo

16 tháng 10 2017
  • Về văn hóa:
    • Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
    • Văn học , Sử kí : rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
    • Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... với trình độ cao, rất nổi tiếng
  • Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, chế tạo thuốc súng . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu.