Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh:
- Tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.
- Trong nông nghiệp, Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền. Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
- Trong công thương nghiệp:
+ Pháp tăng cường đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than để gánh đỡ thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh.
+ Do chính sách nới lỏng độc quyền cho tư sản người Việt kinh doanh tương đối tự do của tư bản Pháp, khiến cho công thương nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển hơn trước
- Nông dân ngày càng bị bần cùng. Thanh niên trai tráng bị bắt lính, lực lượng lao động bị giảm sút. Thiên tai, mất mùa xảy ra thường xuyên, diện tích trồng lúa bị thu hẹp, sưu thuế và các khoản đóng góp (do chính sách động viên của Pháp) ngày một nặng nề.
- Công nhân số lượng đông đảo thêm (do công nghiệp thời chiến phát triển hơn trước).
- Tư sản, tiểu tư sản tăng thêm về số lượng và thế lực kinh tế, tạo điều kiện hình thành các giai cấp mới sau chiến tranh. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh để bênh vực quyền lợi cho mình.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân, bộ phận nhỏ yêu nước.
- Tầng lớp tư sản:
+ Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.
+ Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng
C. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
- Không nhận thức và không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ đặt ra; thi hành một loạt các chính sách bảo thủ, lạc hậu về kinh tế, phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại. Cụ thể:
+ Cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khước từ những đề nghị cải cách, canh tân đất nước, làm cho Trung Quốc càng lâm vào tình trạng lạc hậu.
+ Không tập hợp, đoàn kết nhân nhân đấu tranh.
+ Bắt tay với các nước đế quốc đàn áp phong trào đấu tranh; kí các hiệp ước chia xẻ chủ quyền dân tộc…
- Nhà Thanh chịu trách nhiệm chính trong việc Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Tham khảo ạ :
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại vì: - Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga
- nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng.
Mở ra kỉ nguyên nhân dân lao động làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. (trong đó có cách mạng Việt Nam)
Cách mạng tháng 10 Nga có sự ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng Việt Nam, nó đưa đến một làn gió 'mới' trong công cuộc đấu trannh giành lại độc lập dân tộc trên tất cả các nước trên thế giới.Nhờ tiếp cận được chủ nghĩa Mác-Lê Nin mà Hồ Chủ Tịch đã tìm ra con đường cứu nước Việt Nam, con đường cách mạng VÔ SẢN. Và cũng nhờ có nước Nga mà cách mạng ở Việt Nam của chúng tađã học tập được từ đường lối đấu tranh, khuynh hướng phát triển, các hoạch 5 năm...để rồi cách mạng thành công và đưa đất nước pt theo con đường XHCN
* Tính chất: chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.
* Giải thích: Xuất phát lợi ích các bên tham chiến nhằm giành giật thuộc địa, thị trường, bành trướng lãnh thổ; để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại
* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại vì: Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và toàn thế giới. - Đối với nước Nga: + Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở nước Nga. + Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứnglên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. + Xây dựng một xã hội mới ở Nga, xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng do nhân dân nắm chính quyền. - Đối với thế giới: + Làm thay đỏi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. + Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. * Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê nin và Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cáp, kết hợp phong trào công nhân, phong trào yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. - Học tập Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng và được sự huấn luyện giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc nâng cao ý thức chính trị của Lê nin. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật. Các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mạng... mở lớp đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong nước. Từ kinh nghiệm thắng lơi của cách mạng tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3-2-1930 đã lãnh đạo cách mạng Việt nam đến thắng lợi cuối cùng.
C. thiết lập bộ máy cai trị nhằm biến Nam Kì thành bàn đạp để mở rộng chiến tranh ra cả nước.
* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.
+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước
+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.
- Đầu thế kỉ XX:
- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.
- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.
* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:
- Cuối thế kỉ XIX
+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Đầu thế kỉ XIX
+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.
+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…
* Nhận xét:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.
+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.