Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
4) Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
● Bài 4 là một cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái, thông qua việc ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp của đối tượng trữ tình- một vẻ đẹp đầy sức sống, trẻ trung. Bởi vậy, có thể kết luận rằng đây chính là lời của chàng trai. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống.
● Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Trước không gian rộng lớn thì “chẽn lúa đòng đòng” lại trở nên nhỏ nhoi, vô định, nên đó phải chăng còn là tâm trạng lo âu của cô gái, cô không biết số phận của mình sẽ ra sao?
● Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được vẻ đẹp, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên rộng lớn.
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:
● Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.
● Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
● Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
● Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Chủ đề từng bài ca dao và dấu hiệu để có thể khẳng định chủ đề đó là:
Bài 1: Là lời ru cua mẹ dành cho con (mẹ nói với con).
● Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.
Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
● Dấu hiệu ngôn ngữ: “trông về quê mẹ”.
Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà)
● Dấu hiệu ngôn ngữ: “Nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Bài 4: Lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu.
● Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.