K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2017

a, Chúng em học giỏi khiến cha mẹ thầy cô rất vui lòng.

b, Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.

c, Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt ta dù du dương, trầm bổng như một bản nhạc

d, Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (Khi gộp, có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy.)a) Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.(Ca dao)b) Đây là cảnh một rừng thông. Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ...
Đọc tiếp

Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (Khi gộp, có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy.)

a) Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

b) Đây là cảnh một rừng thông. Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ mải suy tính xem rừng này mỗi năm lấy được bao nhiêu nhựa thông, bao nhiêu củi thông. Đến lúc có người nhìn cảnh chỉ vì mến cảnh và biết quên mình trong cảnh, từ lúc ấy mới có văn thơ.

(Hoài Thanh)

c) Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống",... ra đời. Sự ra đời của các vở kịch ấy đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

(Theo Đình Quang)

1
22 tháng 9 2017

a, Anh em hòa thuận khiến cho hai thân vui vầy.

b, Đây là cảnh rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.

c, Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”… ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

8
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

14 tháng 4 2021

help eoeo

14 tháng 4 2021

ok

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

27 tháng 4 2019

chúng em cn/hok giỏi....vn                                                                                                                                                                                   nh em cn/ho.....vn                                                                                                                                                                                                khí hu nc t cn/..........vn

27 tháng 4 2019

làm thành phần gì nữa nha bạn 

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
31 tháng 7 2020

a)

CN :Quyển sách mà cô ấy tặng trong dịp sinh nhật 

VN :rất có ý nghĩa với tôi

Cụm C-V : cô ấy tặng 

C: cô ấy

V: tặng

Cụm C-V làm phụ ngữ cho CDT.

b) CN : Bác Hồ thật giản dị

VN :làm cho chúng ta mãi yêu quý vị cha già của dân tộc

Cụm C-V1  : Bác Hồ thật giản dị

C: Bác Hồ

V : thật giản dị

cụm C-V làm chủ ngữ

Cụm C-V1  :chúng ta mãi yêu quý

C: chúng ta

V : mãi yêu quý

Cụm C-Vv  làm phụ ngữ cho cụm động từ