K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Sau đây là đoạn văn nghị luận về tinh thần lạc quan của mình, bạn chỉ nên tham khảo rồi viết theo ý mình nhé:

    Tinh thần lạc quan có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Lạc quan là một thái độ tinh thần phản ánh niềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của nỗ lực sẽ là tích cực, thuận lợi và như mong muốn. Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động để xây dựng xã hội phát triển. Tôi chợt nhớ đến một câu nói trong "Lạc quan hay cười, đời ắt thêm tươi”: “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường. 

20 tháng 2 2022

Em viết theo các ý này cho cả 2 đoạn nhé: 

Nêu lên câu chủ đề (VD: Tinh thần lạc quan có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống/ Thói quen đọc sách của các bạn trẻ hiện nay là vấn đề đang được quan tâm hiện nay...)

Khái niệm lạc quan là gì? (Với đề lạc quan em nhé)

Người lạc quan là người như thế nào/ Các bạn trẻ hiện nay đọc sach như thế nào?

Dẫn chứng?

Lợi ý mà lạc quan và đọc sách đem lại?

Liên hệ bản thân em?

Kết luận.

20 tháng 2 2022

em cảm ơn ạ

30 tháng 4 2017

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu chốt thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

6 tháng 9 2021

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t

12 tháng 12 2016

"Mẹ ơi"một tiếng gọi đơn sơ thật đấy!Nhưng đã ai hiểu đc ý nghĩa thật sự của tiếng gọi đó ko?Hay bây giờ chúng ta cảm thấy mk đủ lớn và ko cần bàn tay ấm áp của mẹ để yêu thg nữa?Vậy thì bn hãy thức tỉnh đi vì đó là 1 cơn ác mộng,1 cơn ác mộng đáng sợ.Vậy khi đọc xog câu truyện trên bn có thấm thía đc tình mẫu tủ thiêng liêng chưa?Đưa trẻ trog câu truyện thật hạnh phúc vì đã đc sinh ravà đối với ng mẹ thì đây cx chính là hạnh phúc cuối cug của bà.! 1 ng phụ nữ bị 1 căn bệnh ung thư hoành hành trog suốt cuộc sống của mk.Vậy mà,bà vẫn hạnh phúc khi đc sinh ra đứa cn.Ng mẹ nào cx vậy thôi,sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để trành cho cn 1 giờ đau khổ,có thể đi ăn xin để nuôi sống cn ,có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!Hãy nghĩ xem có ai yêu thg hơn bn hơn 1 ng mẹ!Khi ng con gặp khó khăn ng mẹ sẽ lun kế bên và ân cần chăm sóc.Cho dù có lớn thì đối với mẹ bn vẫn chỉ là 1 đứa trẻ mà thui.Mẹ luôn là người đến bên con khi con cần nhất mặc cho con đã trưởng thành bởi :

"con dù lớn vẫn là con của mẹ

đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Ok,1 bài văn đã ra lòhaha

12 tháng 12 2016

Ôi ! Đoạn văn của bạn hay quá . Mình cám ơn bạn rất nhiều ^^

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề: lòng yêu nước của nhân dân.

- Câu văn ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

- Vấn đề: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu khái quát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những...
Đọc tiếp
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3 (0,5 điểm): Từ láy có mấy loại? Kể ra các loại đó? Câu 4 (0,75 điểm):Ý nghĩa của chi tiết “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”? Câu 5 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu 6 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người?
1
11 tháng 8 2019

Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

21 tháng 3 2020

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.

Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".

Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.

5 tháng 5 2021

hơi dài vì đây là đoạn văn không phải bài văn