Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”
- Đây là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam. Đầu tiên câu tục ngữ khẳng định việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
- Có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh
"Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau lặng lời"
- Ý cả câu nói như muốn nhắn nhủ đó chính là những người “khôn” những người biết “đối nhân xử thế”, có học thức sẽ chẳng bao giờ nói “nặng lời”. Họ sẽ biết và tìm ra những hướng giải quyết êm đẹp nhất có thể. Luôn luôn tiết chế được cảm xúc và hành xử đúng mực
Tham khảo:
Không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.
Trong kho tàng ca dao VN có nhiều câu như:
-Gọi dạ bảo vâng
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe
- Người khôn ai lỡ đòn đời
một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay
a) Những câu tục ngữ ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ong cha ta khuyên dạy chúng ta điều gì
Phương châm : lịch sự, tế nhị
Khuyên chúng ta nên biết nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe với nhau.
PC lịch sự
Câu tương tự:
1. Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Câu tục ngữ trên khuyên ta cần cân nhắc khi nói để tránh làm mất lòng hoặc tổn thương người nghe. Câu đó liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại.
- Một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự:
1. Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
2. Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
3. Một sự nhịn, chín sự lành.
4. Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.
Câu ca dao trên với một số hình ảnh ẩn dụ, kết cấu so sánh đặc sắc: Kim vàng - uốn câu // Người khôn - nặng lời đã đưa ra lời khuyên: chúng ta cần phải có thái độ tế nhị, lịch sự khi nói năng, hội thoại với nhau trong giao tiếp. Điều này liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự: khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
Trả lời:
Hai câu không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm giúp ta hiểu được tầm quan trọng của lời nói và việc lựa chọn, sử dụng lời nói trong cuộc sống, việc gìn giữ lời ăn tiếng nói.
Mình phân tích 1 câu để làm rõ nhé !
- “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
- Lời nói... lòng nhau : tức lời nói nói ra sẽ chẳng mất gì, không mất tiền để mua được lời nói, không tốn vật chất để chi trả cho lời nói của mình; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau : tức nói lời hay ý đẹp, những lời khen ngợi, văn minh lịch sự, tránh sự khiếm nhã, thô tục; mang niềm vui hạnh phúc tâm hồn người được giao tiếp.
- Vàng thì thử... thử lời : tức vàng lửa để thử than tốt hay kém, chuông kêu thử tiếng vang trong hay đục, người ngoan thử lời có nghĩa lời nói với con người có ý nghĩa quan trọng, lời nói thể hiện được giá trị nhân cách của một con người, một con người có giáo dục là 1 con người biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung, phù hợp với đạo lí làm người, nói lời hay ý đẹp mang sự tốt đẹp cho cuộc trò chuyện
=> Như vậy qua các câu thành ngữ trên ông cha ta muốn khuyên nhủ ta về ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.
- Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có một số câu như : " Lời chào cao hơn mâm cỗ ; Lời nói chẳng mất tiên mua -lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ; vàng thì thử lửa thử than - chuông kêu thử tiếng , người ngoan thử lời ". Qua đó , ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải nói năng lịch sự, tế nhị, tránh cách nói năng nặng nề thô thiển.
Chúc bạn học tốt
a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất
b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn
c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân
→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp
- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời