K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2019

Trăng

30 tháng 4 2019

Trăng nếu đúng thì tk mk nha!

Cho đoạn thơ sau:     VIỆT NAM CỦA CHÚNG TÔIÔi Việt Nam, Tổ quốc của chúng tôiNơi mẹ nuôi con khôn lớn thành ngườiNơi mảnh đất cha ông tôi nằm xuốngViệt Nam ơi... Trang sử đẹp ngàn năm! Quân Nam Hán, đại bại trận Bạch ĐằngPhòng tuyến Như Nguyệt, đập tan quân TốngHàm Tử Quan, bắt sống tướng Toa ĐôẢi Chi Lăng, giặc Minh phải hạ cờ Tổ Quốc tôi, vẫn tươi đẹp trong thơTrong lịch sử...
Đọc tiếp

Cho đoạn thơ sau:

     VIỆT NAM CỦA CHÚNG TÔI

Ôi Việt Nam, Tổ quốc của chúng tôi

Nơi mẹ nuôi con khôn lớn thành người

Nơi mảnh đất cha ông tôi nằm xuống

Việt Nam ơi... Trang sử đẹp ngàn năm!

 

Quân Nam Hán, đại bại trận Bạch Đằng

Phòng tuyến Như Nguyệt, đập tan quân Tống

Hàm Tử Quan, bắt sống tướng Toa Đô

Ải Chi Lăng, giặc Minh phải hạ cờ

 

Tổ Quốc tôi, vẫn tươi đẹp trong thơ

Trong lịch sử chống ngoại xâm vĩ đại

Dân tộc tôi, khí anh hùng vang mãi

Trong sử thi cho đến tận bây giờ

 

Trận Điện Biên chấn động, giặp Pháp thua

Đuổi giặc Mỹ, non sông ta thống nhất

Một chín bảy nhăm, nước nhà độc lập

Người Việt Nam, yêu đất mẹ Việt Nam

 

Đất nước tôi vẫn tươi đẹp huy hoàng

Bắc, Trung, Nam, ba miền cùng cố gắng

Cùng đồng cảm, cùng dựng xây cuộc sống

Dân tộc Việt Nam, vẫn đậm nét Việt Nam.

                                                        Việt Cường

1. Có những sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong bài thơ trên?

2. Là một học sinh sống trong thời bình, em sẽ làm gì để tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc?

3. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà em biết về Ngày giải phóng miền Nam 30 - 4.

-------------

2
27 tháng 4 2018

làm phần 3 nha:

Những ấn tượng ban đầu sau 30/4/1975

Một anh sĩ quan quân Giải phóng lái xe tăng vào Sài Gòn ngày 30/4/1975, bỗng dừng lại hỏi người dân bên đường: “Dinh Độc Lập đi đường nào vậy chú?” Ơ hay, các anh đi cả ngàn km để đến đây rồi mà cái bản đồ thành phố không biết đọc hay là các anh đi đánh trận mà không cần bản đồ hả?

Bộ đội vô quán cà phê kêu cà phê: “Cô cho ly cà phê nấu nồi trên cái cốc nhá.”

“Kem ngoài Bắc ăn chả hết nên phải đem phơi nắng đấy.” Mấy anh bộ đội tưởng ”kem” là chả cá, thịt cá, có thể phơi khô. Miền Bắc thời đó ít ai được ăn kem nên không biết kem là gì.

Bắt được người vượt biên: “Chúng mày đi đâu, trốn sang Mỹ à, bộ đội cụ Hồ sẽ giải phóng luôn Mỹ, chúng mày có chạy đằng trời.”

2 anh bộ đội vào nhà người thân chơi, cô chị mở cái quạt trần, ngay lập tức 2 anh bộ đội liền cầm súng và chửi “máy chém, chị định giết bọn em đấy hả?”

Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ sau Giải phóng được đổi tên thành “Xưởng Đẻ”. Nhưng sau này đã đổi tên lại vì thấy có gì đó không hay.

Ngày xưa (sau 1975) lúc đó bộ đội không biết cái cầu tiêu là gì. Chuyện này tôi từng dạy và chỉ cho họ ngồi. Cầu tiêu đối với họ là hồ cá và rọng cá trong đó khi đi chợ về, giựt cầu một cái con cá đi luôn. Cứ đi tè và vệ sinh thì vào cuối hẻm mà làm tới! Mình phải dọn và chỉ cho một đám bộ đội vào chiếm những căn nhà lớn ở khu (hồ tắm Chi Lăng). Chuyện nghĩ lại buồn cười và tội cho họ thật.

“Cho chúng ông 1 ny ...Sữa Hon-đa nhá! Khẩn trương nên lào!”

“Nhà có phân thì đem ra hợp tác xã để trồng rau đấy nha.”

Mấy anh sĩ quan bộ đội đi đâu cũng cầm theo cái máy radio để khoe, làm như nó quý giá lắm không bằng.

Mấy anh bộ đội khi vào phòng vệ sinh thấy bồn cầu ngồi thì dùng đó để rửa tay, xong dội nước.

Bộ đội khi tới Dinh Độc Lập thấy cái hồ nước liền tới hồ lấy nước rửa chân và múc uống. Nước đó không biết sạch hay dơ (bẩn). Có một bức ảnh rất nổi tiếng chứng minh sự kiện đó.

Bộ Đội Cù Lần

Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam! Bọn cán bộ cù lần khí phách kẻ thắng, lang thang đầy đường.. Thấy con gái Miền Nam bèn chọc ghẹo. Hai cô đi trước. Các cán.. lẽo đẽo theo sau buột miệng nói:

”Con gái Miền Nam đẹp thế nhỉ! Đít lại có gân.. (đường ren của quần lót)”

Một cô nói:

“Đồ.. bộ đội cù lần.”

”Khiếp.. dân Miền Nam hay nói tiếng ngọai quốc thế nhỉ!”

”Cù lần là tiếng Miền Nam, chứ đâu phải tiếng ngoại quốc.”

”Thế các cô có thể bảo cho chúng tôi biết, cù lần nghĩa là gì được không hả?”

”Ấy chết! Đừng nói. Nói nó cho ở tù đó!”

Đang lúng túng để tìm câu đấu khẩu. Một cô nhanh trí, dí dõm nói:

”Cù lần là đẹp giai ấy!..”

”Ớ giời! Thế thì ngoài Bắc các anh.. đa số là cù lần.. khối ra!?…”

Các cô bụm miệng, không nhịn cười được.. bỏ chạy toáng…

Vượt mặt Mỹ

Sau ngày 30-4-1975; hai anh em, một Nam một Bắc gặp lại sau bao nhiêu năm xa cách cùng nhau ra quán nhậu lai rai. Anh cán bộ miền Bắc nói:
”Nay hòa bình rồi, nước ta XHCN là đỉnh cao trí tuệ và trong một ngày rất gần sẽ tiến mạnh và vượt xa các nước trên thế giới, vượt qua cả Mỹ nữa.”

Anh miền Nam ở Sài-gòn nói:
”Ấy, đừng nên vượt qua mặt Mỹ, chỉ nên đi ngang hàng thôi.”

Anh cán bộ miền Bắc hỏi:
”Tại sao lại không vượt qua mặt mà chỉ đi ngang hàng thôi, khờ thế!”

Anh Sài Gòn nói:
”Nếu vượt qua mặt Mỹ, Mỹ nó thấy quần mình rách đít.”

Chuyện của năm 1975

Khi thấy các chú lính miền Bắc vục mặt vào bồn nước công cộng rửa ráy tay chân, mặt mũi và lấy nước đó để nấu cơm, thì một người dân Sài Gòn mới nói:

”Các chú ơi, nước ở đây dơ lắm, mấy năm nay lo đánh đấm chạy trốn nên không ai thay nước cả, các chú hãy vào nhà dân mà tắm rửa và xin nước nấu ăn cho sạch sẽ.”

Bị xấu hổ quá nên các chú ấy liền chạy vào nhà dân xin tắm rửa, nhưng khốn nỗi bước vào toilet của người dân bị Mỹ giày xéo không có thùng nước nào vì toàn dùng vòi labô các chú ngoài Bắc đâu thèm xài những thứ này, cả lũ đang đứng tần ngần, một chú chỉ cái bồn cầu bệt hét to:

”Đ*t mẹ, có cái giếng mà cũng đé* có tiền đào cho to ra mà dùng, ai mà đào được một tý thế này.”

Chú khác nói:
”Người ta bị áp bức, bóc lột nên không có tiền, thôi có nước rồi anh em lại thay nhau tắm rửa rồi đi nấu ăn.”

Nói xong anh ta đi lại bồn cầu, vục mặt xuống lấy nước ở đáy bồn cầu tạt lên mặt rửa ráy, xong còn làm một vốc bỏ vào miệng súc miệng, rồi làm ực một cái nuốt hết nước rồi đứng lên đi ra để nhường cho một người khác đang đứng chờ.

Sự tích “lê máy chém khắp miền Nam”

Còn nhớ khi các anh bộ đội cụ Hồ vào miền Nam lần đầu tiên thấy người dân người ta mở quạt trần, các anh hết hồn la toáng lên là máy chém, có anh đang đứng thấy quạt quay vù vù sợ quá chui cả vào gầm giường để nấp máy chém.

Tếu hơn là khi bộ đội cụ Hồ lần đầu tiên uống Coca Cola…

Thấy “Giải phóng quân” tràn vào nhà, ko biết là có bắt bớ hay tịch thu nhà cửa gì ko; dân miền Nam ai cũng nơm nớp trong lòng, cho nên vừa thấy bộ đội vào là lấy Coca ra ngay để mời các anh cu Hồ giải khát. Lúc bật nắp, nghe thấy tiếng xì xì các anh cứ tưởng lựu đạn lại nhẩy vào gầm giường nấp quả lựu đạn (Coca Cola).

Đấy, Mỹ nó lúc đi rồi mà còn để máy chém chạy đầy nhà dân miền Nam, làm bộ đội ta phải nấp gầm giường… cho nên sau này đảng ta đã thuật lại đúng y chang là “Mỹ – Diệm lê máy chém khắp miền nam”.

28 tháng 4 2018

nè, đây đâu phải là T Việt lớp 1

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
Đọc tiếp

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

 

 

0
15 tháng 2 2019

Hay mà!!

15 tháng 2 2019

rất chi là giống tên

23 tháng 8 2019

Who ? : Ai?/Là ai ?

Class : lớp học

Tác giả truyện kiều là Nguyễn Du 

Who dịnh sang tiếng Việt nghĩa là gì?

Class dịnh sang tiếng Việt nghĩa là gì?

Tác giả truyện Kiều là Nguyễn ....?

Trả lởi :

Who dịnh sang tiếng Việt nghĩa là ai

Class dịnh sang tiếng Việt nghĩa là lớp

Tác giả truyện Kiều là Nguyễn Du

Học tốt

&YOUTUBER&

12 tháng 11 2017

9 giờ nhé bạn

12 tháng 11 2017

chính

Thợ mộc Chàng Sơn chạm nghê gỗ.NDĐT – Long, lân, quy, phượng là bốn linh vật Việt được biết đến nhiều nhất, nhưng còn rất nhiều linh vật khác với những câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Đã có nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, nhằm giới thiệu tới công chúng những linh vật đẹp mà hết sức thú vị của người Việt xưa, để hiểu và gìn giữ giá trị...
Đọc tiếp

Thợ mộc Chàng Sơn chạm nghê gỗ.

NDĐT – Long, lân, quy, phượng là bốn linh vật Việt được biết đến nhiều nhất, nhưng còn rất nhiều linh vật khác với những câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Đã có nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, nhằm giới thiệu tới công chúng những linh vật đẹp mà hết sức thú vị của người Việt xưa, để hiểu và gìn giữ giá trị truyền thống, tránh bị lai tạp những thứ không phải bản sắc.

Năm 2015, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã giới thiệu một triển lãm mang tên “Linh vật Việt Nam” với rất nhiều linh vật lạ lẫm từ hình dáng tới cái tên, mà chắc chắn nhiều người lần đầu được biết đến. Triển lãm gồm gần 100 linh vật với đủ các chất liệu sành sứ, gốm, đồng, vàng, bạc, đất nung, ngọc…, sớm nhất từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 – 2.000 năm (chim hạc, giao long…) cho đến triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn (rồng, phượng).

Triển lãm đã cho thấy, ngoài thế giới của những long, lân, quy, phượng ra, người Việt trong suốt chiều dài lịch sử đã tạo ra rất nhiều những linh vật gắn bó với những ước vọng trong cuộc sống hằng ngày của họ, những linh vật không chỉ đẹp và uy nghi, mà còn rất thú vị với những câu chuyện, những ý nghĩa chung quanh chúng.

Con Bồ Lao trên quai chuông chùa Vân Bản.

Bồ Lao, Thao Thiết, Tích Tà, Si Vẫn… là những linh vật hẳn là rất ít người nghe nói tới, một số là linh vật du nhập nhưng đã được Việt hóa với những ý nghĩa gắn với cuộc sống của người Việt. Bồ Lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Trên biển, Bồ Lao sợ nhất cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường đúc hình Bồ Lao trên quai chuông, còn dùi thì đúc hình cá kình với mong muốn tiếng chuông vang xa. Do đó “bồ lao” cũng là từ để chỉ tiếng chuông chùa. Ở Việt Nam, Bồ Lao thường được thể hiện dưới dạng rồng hai đầu.

Thao Thiết trên thạp đồng, thế kỷ thứ 2.

Thao Thiết theo truyền thuyết là con vật ham ăn vô độ, thậm chí có thể ăn cả cơ thể mình. Vì thế, hình con Thao Thiết nhìn chính diện chỉ là phần đầu và hai chân trước, vừa dữ tợn vừa uy nghi. Ban đầu, Thao Thiết được trang trí trên bộ đồ ăn để nhắc nhở việc ứng xử lịch sự trong ăn uống. Sau này, hình Thao Thiết xuất hiện trên nhiều loại vật dụng khác, tượng trưng cho sự no đủ, bền vững.

Con Si Vẫn.

Si Vẫn, theo truyền thuyết là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp con Si Vẫn trên nóc các công trình kiến trúc để đề phòng hỏa hoạn. Ở Việt Nam, Si Vẫn còn được gọi với tục danh là con Kìm, với nhiều cách thể hiện khác nhau: hình rồng, hình đầu rồng, hình cá, hình đầu rồng đuôi cá, hình si, hình đầu rồng đuôi si…

Đèn có hình con Tịch Tà, thế kỷ 1-3.

Tích Tà là linh vật huyền thoại có nguồn gốc Á Đông. Đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa biểu tượng trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại sự tốt lành.

Một trong những linh vật phổ biến nhất của người Việt là con Nghê. Theo thông tin tại triển lãm cũng mang tên “Linh vật Việt” của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với nhóm Đình làng Việt tổ chức hồi tháng 11-2016, nghê có nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc, là Toan Nghê, con của rồng, hoặc chó được thiêng hóa để phụng sự các vị thần. Nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên các cấu kiện kiến trúc, khám thờ, lư hương, đồ gốm sứ, vai kiệu, canh giữ lăng mộ… Chức năng chính của Nghê là canh giữ nên Nghê thường được đặt dưới đất chứ không bao giờ đặt trên cao hoặc thờ cúng. Ngoài ra, Nghê còn mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, sinh sôi nảy nở - tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.

Ngoài ra, 12 con giáp, rồi voi, hạc, sư tử, chim thần Garuda, thậm chí cả Vẹt cũng trở thành những linh vật tùy theo hoàn cảnh, thời điểm. Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay đang trưng bày đôi vẹt thờ thời Mạc tại Nghè Vẹt Thanh Hóa. Tương truyền, khi vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, bầy vẹt đã giúp đỡ đội quân của nhà vua tìm quả chống đói. Vua Lê sau này nhớ ơn đã tạc tượng đôi vẹt để thờ.

Nghê gỗ.

Đáng tiếc là một thế giới linh vật phong phú như vậy, nhưng hiện nay lại chưa được đông đảo công chúng biết tới. Nhiều nơi, nhiều cá nhân vẫn ưa sử dụng những linh vật ngoại lai để biểu đạt ước vọng của mình, mà có khi không hiểu rõ được ý nghĩa thực sự và cách sử dụng những linh vật ấy. Trong khi đó, có những người thợ thủ công, kiến trúc sư, họa sĩ…, những người yêu mến và mong muốn truyền giữ ý nghĩa tốt đẹp của linh vật Việt, đã âm thầm thử nghiệm, rèn giũa để đưa ra những sản phẩm phục dựng hoặc ứng dụng từ linh vật Việt để đưa vào đời sống.

Phượng trên hộp trầu năm 1834 - bảo vật cung đình Nguyễn.

Triển lãm “Linh vật Việt” ở Bảo tàng Hà Nội đã là nơi giới thiệu những sản phẩm phục chế và ứng dụng như vậy. Các tác giả đã giới thiệu các sản phẩm với kiểu dáng và chất liệu phong phú, từ gỗ, đá, kim loại cho đến chất liệu tổng hợp. Với nhiều người, việc phục dựng và sản xuất các sản phẩm liên quan đến linh vật này như một cuộc chơi công phu. KTS Nguyễn Giang, một người chuyên làm gỗ và phục chế nhà cổ, lại rất đam mê và đầu tư khá kỹ cho công việc này. Anh thuê thợ về đục nghê, đục hàng chục con cho thợ quen tay và đưa vào sản xuất hàng loạt chỉ bằng phương pháp thủ công. Nghê gỗ của anh cho đến nay đã được hỏi mua khá nhiều, mặc dù giá còn khá cao (20 triệu đồng/con).

Ngoài ra, còn có các sản phẩm linh vật bằng composit của của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ, linh vật dưới dạng quà tặng, lưu niệm của tác giả Trần Thanh Tùng, nghê đá của tác giả Nguyễn Văn Trường… đều được giới thiệu và ít nhiều đi vào cuộc sống.

Thế giới linh vật của người Việt xưa rất phong phú và giàu ý nghĩa. Ngày nay, do chưa hiểu biết tường tận nên nhiều nơi đã sử dụng linh vật ngoại lai không phù hợp. Những triển lãm, trưng bày về linh vật Việt là điều cần thiết để ngày càng nhiều người hiểu hơn về những quan niệm tốt đẹp của cha ông ta trước kia.

0
14 tháng 7 2019

buổi sáng hay chiều vậy bạn

các bn hãy xem đi mik ko biết lúc nào nguyệt thực sẽ có lại nhưng đây là cơ hội ngàn năm có một đó

17 tháng 12 2017

Từ tiếng việt của ''cat'' là: Con mèo.

25 tháng 11 2017

Nếu đó là tiếng anh thì từ " Cat" nghĩa là " mèo "

Nếuđó là tiếng Việt thì chúng ta thêm dấu sắc thì chữ " Cat " thành " cát " 

^-^

4 tháng 6 2021

là sao Tớ không hiểu