Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)Bình rất lễ phép
Còn An thì có thái độ không biết ơn
b)Nếu em là Bình,em sẽ khuyên bạn
a) -Hành vi của A: lễ phép với cô giáo và A có thái độ bức xúc khi thấy bạn B cư xử không đúng
-Hành vi của B: vô lễ với giáo viên...
b) Nếu là bạn thân của B, em sẽ khuyên bạn ấy rằng dù cho là thầy/ cô giáo đó không phải là giáo viên dạy mình nhưng họ cũng đều là thầy cô nên khi gặp thì phải khoanh tay chào hỏi cho lịch sự, lễ phép
Chúc bạn học tốt!
a) Hành vi của bạn A không đúng do bạn A đã biết tôn trọng thầy cô còn hành vi của bạn B là sai do bạn B đã không biết tôn trọng cô giáo(hay nói cách khác là người lớn)
b) Nếu em là bạn thân của B em sẽ khuyên bạn ấy cần phải chào hỏi với thầy cô giáo khi gặp thầy cô để tỏ lòng kính trong.
. a) . Bạn A đã có những hành động đúng, bạn biết tôn trọng cô giáo mình còn bạn B dù biết đó không phải cô giáo mình nhưng bạn không nên có thái độ thiếu lịch sự như vậy. Điều đó không nên chút nào !!!
. b). Nếu em là bạn thân của B. Em sẽ cố gắng khuyên bạn B. Nói cho bạn hiểu về thái độ lịch sự khi trò chuyện hay khi gặp gỡ thầy cô bạn bè trong trường. Dù thầy cô đó có là giáo viên chủ nhiệm của mình hay không thì mình vẫn phải có trách nhiệm, bản thân là một học sinh, chúng ta cần phải biết quan tâm và có thái độ tôn trọng với các thầy cô nói chung và cả nhân viên trong trường nói riêng .
a) Bạn A đã thể hiện được đức tính tôn sư trọng đạo của mình. Những thử nghĩ xem nếu là thầy cô lớp khác bạn A có chào không! Đó là cả một vấn đề.
Còn B, B đã cho ta thấy rằng B thiếu lễ phép và tôn trọng người khác, nhưng chắc nếu giáo viên lớp B thì B sẽ chào.
b) Nếu là bạn của B, không những em khuyên B mà em cũng sẽ khuyên cả A là mình phải tôn trọng người khác, lễ phép với người lớ, tôn sư trọng đạo kể cả với giáo viên không dạy lớp mình.
Tham khảo
Dù ko phải là cô giáo của lớp mk thì cx phải lễ phép chào hỏi như vậy ý thức của bn Khuê ko tự giác
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, em đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng em nên người và lúc ấy, em tưởng rằng trong cuộc đòi này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, em mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng em trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.
Phải, thầy cô đã dìu dắt em từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho em những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.
Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho em niềm tin và nghị lực để em có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuât phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những tâm hồn bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.
Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng em dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua em được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng em lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng em lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng em bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.
Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai em không còn là một đứa trẻ, nếu một mai em rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì em sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.
- Hành vi (1) và (3) thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo vì cả Nam và anh Thắng đều rất tôn trọng và kính yêu những người đã dạy dỗ mình
- Hành vi (2) và (4) cần phải phê phán vì cả hai bạn Hoa và An đều không tôn trọng các thầy cô giáo
Hi, 7a7
a) Trong tình huống trên, em nên đồng ý với cách ứng xử của Mai. Việc chào hỏi và tôn trọng người lớn là một giá trị văn hoá quan trọng, đặc biệt là trong nền giáo dục. Việc chào hỏi và đối xử tôn trọng cô giáo không chỉ thể hiện sự lễ phép của học sinh, mà còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh và giáo viên.
b) Nếu em là Mai, em sẽ khuyên Thanh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tôn trọng giáo viên và đối xử có văn hoá. Em có thể giải thích cho Thanh rằng giáo viên luôn là người có kinh nghiệm và kiến thức, và nếu em đối xử tốt với họ, em sẽ được họ giúp đỡ và hỗ trợ trong học tập.
c) Để rèn luyện cách ứng xử có văn hoá trong trường học, các em có thể làm những việc sau:
- Học sinh nên luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và tuân thủ các quy định an toàn y tế trong thời gian dịch bệnh.
- Học sinh cần thể hiện tình cảm và sự tôn trọng đối với giáo viên, nhân viên trường học và bạn bè bằng cách sử dụng các từ ngữ lịch sự và đúng mực.
- Học sinh cần có ý thức về việc giữ vệ sinh cá nhân và sạch sẽ trong trường học.
- Học sinh cần tránh hành động thiếu văn hoá như đánh nhau, cãi vã hay trêu chọc bạn bè.
- Học sinh nên học tập chăm chỉ và hoàn thành bài tập đúng hạn, đảm bảo không gây phiền cho giáo viên và bạn bè