Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhà Trần là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1226 đến 1400.
- Nhà Trần là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam với ba lần đập tan quân xâm lược Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long; thi hành nhiều chính sách để ổn định và phát triển đất nước.
a/ Diện mạo khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ X - XVI
- Trên cơ cở các vương quốc phong kiến đã được hình thành ở các giai đoạn trước, từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc này tiếp tục phát triển.
- Vào khoảng thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuongs Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người trong kháng chiến chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời của một số vương quốc phong kiến mới v à sự thống nhất, hình thành một số vương quốc phong kiến rộng lớn hơn.
- Từ thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bắt đầu quá trình suy vong.
b/ Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ X – XVI:
- Trong các thế kỉ X – XVI, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa độc đáo, có đóng góp quan trọng cho nền văn minh nhân loại.
- Nguyên nhân Đại Việt 3 lần chiến thắng trước quân Mông – Nguyên:
+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…
+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…
+ Quân Mông Cổ khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…
- Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước từng bước được củng cố, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
+ Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
- Kinh tế phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên lĩnh vực văn hóa.
- Ý nghĩa của việc dời đô:
+ Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước
+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở.
- Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước:
+ Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.
+ Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
+ Đạt được nhiều thành tựu văn hóa.
Ý nghĩa của sự kiện dời đô :
- Là một quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn đã chuyển từ vị thế phòng thủ đất nước. Suy thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô thị phát triển thịnh vượng và là trung tâm của đất nước.
Sau này mở ra bước ngoặt cho sự kiện phát triển đất nước.
Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước :
+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý quy củ, chặt chẽ hơn thời Đinh- Tiền Lê
+ Có nhiều thành tựu văn hóa
+ ...
`@`Phamdanhv.
bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục
* Hiểu biết của em về Sác-lơ- ma-nhơ
+ Sác-lơ-ma-nhơ (? - 814) là hoàng đế của Vương quốc Phơ-răng. Dưới thời trị vì của ông, vương quốc Phơ-răng là một vương quốc cực thịnh và lớn mạnh.
+ Ông trị vì 14 năm sau đó mất. Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành 3 vương quốc (sau trở thành các nước: Pháp, Đức, Italia).
* Công lao của Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ
- Sác-lơ-ma-nhơ có công lao to lớn trong việc bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục.
- Trong quá trình trị vì, ông cho xây dựng nhiều trường học, đường xá, cầu cống để cải thiện đời sống cho người dân.
- Sác-lơ-ma-nhơ cũng có công lao lớn trong việc phục hưng giáo hội La Mã.
Để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước, nhà Hồ đã tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực như: chính trị - quân sự; kinh tế – xã hội và văn hóa.
- Tham vọng của nhà Tống khi xâm chiếm Đại Việt:
+ Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
+ Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.
+ Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
- Quân dân nhà Lý đấu tranh chống xâm lược:
+ Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.
+ Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.
+ Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.
+ Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.
- Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước thành cam-pu-chia, mở ra thời kì Ăng-co – thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Đến thế kỉ XV, vương quốc Ăng-co suy yếu do sự tranh chấp quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của Thái.
- Dưới thời kì Ăng-co, cư dân Ăng-co đạt được sự phát triển thịnh đạt về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội và có nhiều sáng tạo văn hóa độc đáo.
- Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI, vùng đất phía Nam của Đại Việt bao gồm khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, ở khu vực Nam Trung Bộ là giai đoạn phát triển rực rỡ của Vương quốc Chăm-pa, dưới sự trị vì của triều đại Vi-giay-a. Sau đó, vương quốc này dần suy yếu. Trong khi đó ở khu vực Nam Bộ, sau sự suy sụp của Vương quốc Phù Nam, vùng đất này thuộc quyền quản lí của Chân Lạp.
- Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, sau đó từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam thống nhất.