K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Tác giả sử dụng cụm từ như Mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em nhận thấy được sự trân trọng, yêu thích của tác giả dành cho mùa xuân. Tác giả yêu thích nó đến mức muốn biến nó như thành của riêng, cảm nhận và ngắm nhìn nó như một điều quen thuộc.

5 tháng 1 2022

bạn lm lạc đề mất r

 

5 tháng 1 2022

bạn lm lạc đề mất r

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với mùa xuân, với thiên nhiên: “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần….”

- Tác giả đã diễn tả lòng mình, cảm nhận của bản thân mình qua hàng loạt những hình ảnh so sánh:

+ “Thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung”

+ Liên tưởng thú vị:  “Nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành các lá nhỏ lí tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

+ Liên tưởng đặc sắc: “Y như những con vật phải nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn”

- Sử dụng hàng loạt những động từ mạnh: phát điên lên, không chịu được, “sống” lại,….

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội:

+ Vào đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh; Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh; Có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…

+ Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong; Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác; Mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm; Những màu xanh tươi hiện lên bầu trời chứ không còn là nền trời đùng đục như pha lê mờ; Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy hoa; Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng

- Không gian gia đình:

+ Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên,.. Tuy miệng chẳng nói ra nhưng lòng thì cảm thấy không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

+ Người ta dần trở về với những bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng

21 tháng 10 2017

* Cảm nghĩ về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả: 

- Hiện tượng thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ạt mau dứt) 

- Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết (trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh)

- Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau (đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương, làn không khí mát dịu, thanh sạch) 

*Nghệ thuật sử dụng điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.

30 tháng 10 2017

chị ơi chị vào đội tuyển văn mà cũng phải hỏi bài hả?

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi B.HĐHTKT2. Tìm hiểu văn bản (4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)Nghệ thuật : +Sử dụng từ :........................................+Giọng điệu :..........................................+Hình ảnh :.........................................:+ Biện pháp tu từ :.................................d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để...
Đọc tiếp

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi

B.HĐHTKT

2. Tìm hiểu văn bản

(4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)

Nghệ thuật :

+Sử dụng từ :........................................

+Giọng điệu :..........................................

+Hình ảnh :.........................................:

+ Biện pháp tu từ :.................................

d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để hiểu rõ những lí do khiến tác giả lại yêu mùa Xuân nhấtlà vào khoảng sau rằm tháng giêng .

Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng :

+Cảnh sắc không khí vào mùa Xuân :...............................................

+Sinh hoạt gia đình :............................................................................

+Lí do tác giả yêu mùa Xuân nhất vào thời điểm đó :.............................

GIÚP MINK ĐIỀN VÀO DẤU (...............................) NHOA THANK CÁC BN NHÌU

NẾU ĐƯỢC ADD NICK FB MINK NHA !!!!!!!!

2
3 tháng 12 2016
a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
3 tháng 12 2016

Bài 15 : Mùa Xuân của tôi

B.HĐHTKT

2. Tìm hiểu văn bản

(4)Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn theo gợi ý sau :(trang 133)

Nghệ thuật :

+Sử dụng từ : gợi cảm , không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết , hình ảnh mà thể hiên linh hồn , sức sống của cảnh xuân

+Giọng điệu : trữ tình , da diết như nhân lên trong người cái sức sống bất diệt của mùa xuân

+Hình ảnh : sức sống của mùa xuân , sức sống nổi bật của con người mừa xuân , cảm nhận về cái rét .

+ Biện pháp tu từ : so sánh

d) Hoàn thành phiếu hc tập sau để hiểu rõ những lí do khiến tác giả lại yêu mùa Xuân nhấtlà vào khoảng sau rằm tháng giêng .

Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng :

+Cảnh sắc không khí vào mùa Xuân :

- Đào : hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

- Cỏ : không mướt xanh nhưng nức 1 mùi hương man mát

- Mưa xuân : thay thế cho mưa phùn

- Bầu trời : hiện lên những làn sáng hồng hồng

+Sinh hoạt gia đình :

- Bữa cơm : đã trở về giản dị ,thịt mỡ dưa hành đã hết

- Cánh màn điều : treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống

- Các trò vui : tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

+Lí do tác giả yêu mùa Xuân nhất vào thời điểm đó :

qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân

 

10 tháng 3 2023

Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được về cái tôi của tác giả Y Phương:

Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời

 – Cái tôi của tác giả Y Phương nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng sâu sắc. Những cảm nhận của tác giả rất chính xác, giàu cảm xúc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên là yêu thương, sự trân trọng, sự ca ngợi hát lượn. Thể hiện một tình yêu nồng nàn của tác giả dành cho điệu hát đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0