Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT ẩn dụ: "khô cằn sỏi đá" và "bão bùng sóng cả"
Tác dụng: tăng ý tứ diễn đạt những chiều cao chiều sâu nhiều của nỗi vất vả, khó khăn, gian nan đến với cuộc đời người Mẹ trong hành trình nuôi dạy đứa con mình. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình gợi cảm, nhà thơ bộc lộ rõ tình cảm của bản thân mình hấp dẫn người đọc hơn.
BPTT ẩn dụ: máu lửa, rũ bùn, sáng lòa.
Tác dụng:
- Tăng giá trị diễn đạt sâu sắc, nghệ thuật đức tính mạnh mẽ dũng cảm không sợ hãi của người Việt ta.
- Nổi bật nên việc dân tộc ta luôn không ngừng cố gắng vươn lên, phát triển để đất nước được tốt đẹp văn minh hơn.
- Đồng thời ý thơ có sự gắn kết giữa những hình ảnh cùng trường từ vựng, lời diễn đạt thêm mạch lạc ý nghĩa.
- Qua đó câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm của nhà thơ với người Việt, ấn tượng và hấp dẫn đọc giả.
a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.
b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:
- Là một cái kết có hậu:
+ Vũ Nương được cứu sống.
+ Được sống bất tử, giàu sang.
+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.
- Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình.
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.
Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.
Câu 1.
- Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
Câu 2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
- Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
- Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
Câu 4
- Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
- Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
- %-% k nha
- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Tác giả: Phạm Tiến Du
ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2.
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa.
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…
a. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.
- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )
b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)
Biện pháp ẩn dụ "bóng cờ sao", "đứng dậy giũ bùn đen"
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ "Bóng cờ sao" ẩn dụ cho con đường cứu nước; "giũ bùn đen" là thoát khỏi xiềng xích nô lệ, lấy lại độc lập tự do từ trong tay những kẻ xâm lược.
+ Cho thấy niềm vui phơi phới của tác giả trong ngày Bác Hồ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đồng thời cho thấy tình cảm mến thương trân trọng dành cho vị cha già dấu yêu của dân tộc.