K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách trên lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa quan trọng nhất giúp Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh. Vì:

+ Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và truyền bá văn minh nhân loại; là động lực quan trọng để phát huy nguồn lực con người, thúc đẩy đất nước phát triển.

+ Ở các quốc gia, giáo dục luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

14 tháng 9 2023

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi đến Việt Nam:

- Cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Góp phần làm chuyển biến nhận thức của nhiều sĩ phu yêu nước, tiến bộ (thức thời) ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, như: Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ; Đặng Tử Kính, Đặng Thái Luân,…

- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi là hai trong những nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Ví dụ:

+ Phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xướng) diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị,…

+ Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911), năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng với ông đã thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam”.

15 tháng 8 2023

TK
 Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn thì sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... 

14 tháng 9 2023

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản từng bước hình thành, thể hiện rõ nét qua sự xuất hiện của các công ty độc quyền và sự xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành đường sắt và hàng hải phát triển. Sự tập trung sản xuất dẫn đến xuất hiện nhiều công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế và chính trị ở Nhật Bản.

+ Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị để giới cầm quyền Nhật Bản thực thi chính sách xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ. Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh và giành thắng lợi như: chiến tranh xâm lược Đài Loan (1874), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), thôn tính Triều Tiên.... Các tập đoàn tư bản Nhật Bản cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác tài nguyên, nhân lực....

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi, Su-mi-tô-mô,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đó là:

- Thứ nhất: sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế, như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si,…

- Thứ hai: Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đó là: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Chiến tranh đế quốc Nga - Nhật (1904 - 1905).

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc đang trong quá trình suy yếu và trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc phương Tây. Sau Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842), các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm Trung Quốc. Đến năm 1901, với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã trở thành nước phong kiến, nửa thuộc địa.

- Ở Nhật Bản, cuối thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ, nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.

14 tháng 9 2023

- Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức); tơ-rớt (ở Mỹ),… Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.

- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.

- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

\(\Rightarrow\) Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ nghĩa đế quốc.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.

- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

cải cách

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

- Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.

- Ban hành Hiến pháp năm 1889.

- Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.

- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất về lãnh thổ.

- Xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

Kinh tế

- Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

- Xây dựng đường xá, cầu cống...

- Thống nhất thị trường dân tộc.

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Khoa học,

giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

- Nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực; bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Là cơ sở, động lực quan trọng để để phát triển kinh tế - xã hội,…

Quân sự

- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

- Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....

- Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.

- Hiện đại hóa quân đội.

- Giúp Nhật Bản xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu.