Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:
- Sinh nở thần kì:
+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.
+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại.
- Các tộc người lần lượt ra đời:
+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.
+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.
+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.
2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:
- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.
- Khác:
+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.
+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.
+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.
Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.
bạn giúp tôi trả lời câu :
hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với
cảm ơn
a)Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
b)Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.
c)Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.
Câu 1: Qua truyền thuyết Thánh Gióng, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước và thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
Câu 2:
- Tiếng đàn thần: phương tiện kí thác tâm sự của Thạch Sanh, giúp chàng minh oan và bày tỏ tình cảm với công chúa. Tiếng đàn đẩy lùi quân của 18 nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của tình yêu thương và khát vọng hòa bình.
- Niêu cơm thần: hàng vạn người ăn mãi không hết -> niêu cơm biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
-Ý NGHĨA :Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
TÂM HỒN: Chi tiết này cho thấy Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn:
- vô tư, nhân nghĩa, vị tha
NỘI DUNG: Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.
MK ĐOÁN THẾ.
~HỌC TỐT~
Câu 1. Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?
ADVERTISING
X
Trả lời câu 1 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Vì khi giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông sực nhớ quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất. Vì vậy giọt sương đã làm cho Bọ Dừa quyết định về quê.
Câu 2. Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?
Trả lời câu 2 trang 92 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Theo em, lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: vì một giọt sương đủ khiến người ta thức trắng đêm, hay chính là một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa giật mình, sực nhớ quê nhà.
Suy ngẫm và phản hồi - Soạn bài Giọt sương đêm
Câu 1 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?
Trả lời:
- Truyện kể theo ngôi thứ ba.
- Nhân vật trong truyện gồm có: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc.
Câu 2 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?
Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.
Trả lời:
Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.
Câu 3 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.
a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.
d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.
e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Sắp xếp các sự việc: e -b - d - a - c.
- Theo em sự việc a: “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. “ là quan trọng nhất. Vì sự việc này có ý nghĩa sâu sắc trong cả câu chuyên: Đó là về việc sau một đêm mất ngủ, Bọ Dừa sực nhớ quê nhà, quyết tâm lên đường quay trở về quê hương sau bao năm xa cách, quên lãng.
Câu 4 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?
Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.
Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?
Trả lời:
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ “anh” được lặp lại 9 lần ở đầu mỗi câu, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh và sử dụng nhiều từ láy. Qua đó nhằm nhấn mạnh, diễn tả sự đa dạng về các loài bọ cánh cứng.
- Qua đó cũng thể hiện đặc trưng của truyện đồng thoại là thể hiện đặc điểm, đặc tính sinh hoạt của các loài vật.
Câu 5 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?
Trả lời:
Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ: trong đêm thănh vắng, ông nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay vì mải làm ăn mà lãng quên.
Câu 6 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Trả lời:
- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.
- Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.
Câu 7 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo)
Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?
Trả lời:
- Đây là câu truyện có kết thúc mở.
- Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo nên em vẫn lựa chọn kết thúc câu chuyện như vậy..
(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ
(2) truyện thể hiện về niềm tin và ước mơ của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác
(3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho câu truyện thêm hấp dẫn và nhiều màu sắc
bài 2
(1) nhân vật chính trong truyện cổ tích là một số loại nhân vật quen thuộc như
-Nhân vật bất hạnh
-Nhân vật thông minh
-Nhân vật mang lốt vật
....(kể chút thui nha chép ra mỏi tay lắm)
(2)truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
(3)yếu tố kì ảo,hoang đường.
1. Chi tiết kì ảo: hạt bầu nở ra vàng bạc, quả bầu nở ra rắn rết.
2. Bài học: Con người phải nên biết yêu thương động vật và không nên tham lam, nếu không sẽ không nhận được điều gì tốt đẹp.