ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I (ĐỀ 1)
Môn: Tiếng Việt - Lớp 4
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
ĐIỀU NÊN LÀM NGAY
Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình:
“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi tôi yêu ông ấy.
Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. May quá, bố tôi đã ra mở cửa.
Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”
Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt của ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”
Đó là thời khắc quí báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ không còn cơ hội nào nữa”.
Chú thích: + bất đồng: không cùng ý kiến, quan điểm
+ trì hoãn: làm chậm lại
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Giáo sư đã ra đề bài gì trong khóa học tâm lí học?
a. Trong vòng một ngày, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.
b. Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.
c. Trong vòng một tháng, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.
Câu 2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào?
a. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.
b. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.
c. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.
Câu 3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha mình?
a. Vượt qua gia đình anh ta.
b. Vượt qua một quãng đường dài.
c. Vượt qua chính bản thân anh ta.
Câu 4. Khi người con đến nhà và nói với bố là hãy tha lỗi cho mình đồng thời nói lời yêu thương bố. Ông bố đã có thái độ thế nào?
a. Không nói gì và đi vào trong
b. Ông nói ông đã tha lỗi cho người con từ lâu rồi nên không phải xin lỗi nữa.
c. Ông khóc, ôm chầm lấy người con và nói bố cũng yêu con.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 6. Trong các câu hỏi dưới đây, câu hỏi nào được dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy?
a. Bạn có thực hiện được yêu cầu của đề bài này không?
b. Bạn có thể thực hiện yêu cầu của đề bài này giúp mình được không?
c. Sao bạn làm điều ấy giỏi thế nhỉ?
Câu 7. Câu: Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.” Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
b. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Dùng để liệt kê sự việc.
Câu 8. Câu văn: “Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu” có mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ? Là những danh từ, động từ, tính từ nào?
a. 3 danh từ, 1 động từ, 2 tính từ, đó là:
……………………………………………………………………………………
b. 3 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ, đó là:
……………………………………………………………………………………
c. 2 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ, đó là:
……………………………………………………………………………………
Câu 9. Tìm và ghi lại 2 từ cùng nghĩa với “trung thực”. Đặt câu với một từ vừa tìm được.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B( ngồi, nhấc)