Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện Tấm Cám gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác. Tấm tiêu biểu cho người tốt, người thiện; Cám và mẹ Cám đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người tốt thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, chỉ mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thi lười biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng. Kẻ xấu tìm hết cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên, chống lại và cuối cùng chiến thắng. Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân dân đã được thực hiện.
Xét ở ý nghĩa sâu hơn thì mẹ con Cám đại diện cho tầng lớp áp bức bóc lột trong xã hội, còn Tấm là người bị áp bức. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám thực chất là mâu thuẫn giữa người lao động và kẻ bóc lột, giữa thật thà và gian trá, thiện và ác. Người bị áp bức phải chịu muôn vàn khốn khổ, nhưng nếu kiên trì đấu tranh thì sẽ chiến thắng và sẽ được sống hạnh phúc. Còn kẻ áp bức bóc lột nhất định phải bị trừng phạt đích đáng. Quy luật của công lí nhân dân thời xưa là vậy.
Truyện chia làm hai phần. Phần một kể về thân phận của Tấm (cô gái mồ côi) và con đường đến với hạnh phúc của cô. Phần hai kể về cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. cả hai phần đều thể hiện mơ ước "Ở hiển gặp lành" và triết lí về hạnh phúc của người lao động.
Tấm mổ côi mẹ từ khi còn bé. Cha lấy vợ kế, dì ghẻ sinh được một đứa con gái đặt tên là Cám. Sau đó mấy năm thì cha cũng mất, Tấm ở với dì ghẻ. Quan hệ dì ghẻ con chồng chia người trong nhà thành hai hạng. Mẹ con Cám là hạng người áp bức, Tấm là hạng người bị áp bức. Chuyện trong gia đình nhưng chính là chuyện phổ biến trong xã hội đầy bất công thuở ấy.
Phần một của truyện kể vể thân phận bất hạnh và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi là Tấm.
Một hôm, dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi bắt tép và hứa ai bắt được nhiều dì sẽ thưởng cho cái yếm đỏ. Tấm bắt được nhiều, Cám bắt được ít. Nếu thể thì hai chị em chỉ mới khác nhau có một điểm là đứa siêng, đứa lười. Nhưng không chỉ có vậy. Thói thường, đứa lười nhác lại hay kèm theo xấu bụng, dối trá, ranh ma. Cho nên Cám mới giả vờ thương chị, bảo chị xuống sông gội dầu cho sạch tóc. Kì thực, Cám lừa Tấm để trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ mình, rồi mang về trước. Truyện không kể nhưng chắc chắn Cám được mẹ nó khen và cái yếm đỏ nếu có thật sẽ thuộc về phần nó và tất nhiên là Tấm sẽ bị mụ dì ghẻ mắng mỏ, đánh đập. Đứa lười nhác cướp công của đứa chăm làm. Kẻ vất vả chẳng được hưởng gì, kẻ không làm lại được hưởng tất cả. Số phận người lao động trong xã hội bóc lột thường là như vậy.
Còn cái yếm đỏ, tại sao mụ dì ghẻ lại hứa cho Tấm và Cám phần thưởng đó? Bỗng dưng mụ tốt bụng chăng? Chẳng phải vậy mà mụ biết rằng con gái mới lớn ai cũng coi cái yếm, nhất là yếm đỏ như một thứ trang sức kín đáo làm tôn thêm vẻ đẹp của người thiếu nữ. Tâm lí ấy cũng có ở Tấm, cho nên mụ dùng chiếc yếm đỏ như miếng mồi nhừ để khai thác sức lao động của Tấm. Quả nhiên, Tấm bắt được nhiều tôm tép và mụ được hưởng tất cả mà chẳng phải mất chút gì. Như thế là mụ đã mắc tội bóc lột và lừa phỉnh đối với người lao động.
Từ trước đến giờ, Tấm có ai là bạn đâu ? Cám là em cùng cha khác mẹ nhưng nó chỉ chực hại chị. Cái câu: Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về đì mắng thoạt nghe rất ân cần nhưng hóa ra là lời cạm bẫy. Tấm bị Cám lừa trút hết tép, may mà còn sót con bống nhỏ. Bụt bảo Tấm nuôi bống là để giúp cho Tấm có được một người bạn. Bống lặn sâu dưới giếng để không ai thấy và chi hiện lên với Tấm mà thôi. Ngày ngày, Tấm giấu cơm trong thùng gánh nước để nuôi bống. Câu hát Tấm dành riêng cho bống thân thương, ngọt ngào biết mấy: Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Cơm nhà ta lấy gì mà thành cơm vàng cơm bạc, mà khác với cơm hẩm cháo hoa nhà người nếu không có thêm tình thương yêu? Nghe lời hát ấy, bống nổi lên ngay, đón lấy tình thương của Tấm và Tấm gửi tình thương vào bống. Cô gái côi cút lủi thủi một mình nay đã cố một người bạn để chia sẻ nỗi niềm cho đỡ tủi thân.
Nhưng mụ dì ghẻ và con Cám không để Tấm yên. Tội ác thường không biết dừng. Mẹ con nhà nó lập mưu hại bống. Dì ghẻ ra lệnh cho Tấm bằng lời khuyên nhủ cố làm ra vẻ ngọt ngào: Con ơi con! Mai đi chăn trâu phải chăn đồng xa. Chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Lừa Tấm đi xa để ở nhà chúng dễ dàng thi hành kế độc. Chúng bắt bống làm thịt. Con bống bé xíu, mẹ con chúng ăn chưa đủ bữa cơm, nhưng đối với Tấm, bống là niềm an ủi, là người bạn thân thiết. Mẹ con con Cám giết bống khác gì giết nửa người Tấm.
Lũ bóc lột không chỉ bóc lột sức lao động mà còn muốn hãm hại Tấm cả về mặt tình thần. Tội ác của chúng ngày càng ghê gớm. Cục máu đỏ tươi nổi trên mặt nước chính là lời nguyền rủa đổi với tội ác ấy.
Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ mẹ con con Cám. Mâu thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ thực chất là mâu thuẫn thiện - ác. Cái ác hiện hình qua các hành động tàn nhẫn của hai mẹ con con cám: lừa gạt trút mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ bé nhỏ của Tấm là có được cái yếm đào; lén lút giết chết con bống người bạn bé nhỏ của Tấm. Tấm cô đơn nên chi biết khóc mỗi khi bị chúng ức hiếp.
Trong xã hội người bóc lột người thì cuộc sống đau khổ của những đứa con mồ côi là có thực, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Nhưng phản ánh mơ ước về hạnh phúc cũng là cách thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai và tin vào lẽ công bằng của nhân dận lao động.
Chính vì thế, cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác oai tác quái thì càng thể hiện mâu thuẫn sâu sắc không thể dung hoà giữa hai phía, tạo không khí căng thẳng buộc phải thay bậc đổi ngôi.
Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn đặc biệt trong truyện cổ tích. Để giải quyết mâu thuẫn đó, con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm không thể thiếu sự tham gia của những nhân vật và yếu tố kì ảo.
Yếu tố kì ảo hay lực lượng thần kì là những yếu tố siêu nhiên, sản phẩm do trí tưởng tượng của con ngựời sáng tạo nên. Ở phần đầu truyện, mỗi khi Tấm khóc, Bụt lại xuất hiện an ủi, giúp đỡ cô. Tấm mất yếm đỏ - Bụt cho cá bống. Tấm mất bống - Bụt cho hi vọng đổi đời. Ở phần hai, Tấm bị dì ghẻ cố tình tước đoạt niềm vui, không cho đi xem hội - Bụt cho chim sẻ đến nhặt thóc giúp Tấm và đưa Tấm đến đỉnh cao hạnh phúc. Bụt (tên gọi dân giân của Phật) là nhân vật tôn giáo (Phật giáo) đã được dân gian hóa, trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, thường xuất hiện đúng lúc để thực hiện mơ ước của nhân dân. Cùng với Bụt, con gà và đàn chìm sẻ cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tấm trôn đường tới hạnh phúc.
Tấm gặp nhà vua và trở thành hoàng hậu. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất vế hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho các cò gái nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ từ cô gái mồ còi nghèo khổ trở thành hoàng hậu cao sang. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật thiện như Tấm. Đa số các truyện cổ tích kiểu Tấm Cám đều kết thúc khi nhân vật thiện sau bao khổ sở khó khăn đã được hưởng cuộc sống giàu sang, hạnh phúc. Điều đó thể hiện triết lí "ở hiền gặp lành", khá phổ biến trong truyện cổ tích nói chung; tuy nhiên truyện Tấm Cám không dừng ở kết thúc thông thường đó.
Mở đầu phần hai là cảnh nhà vua mở hội. Hội hè là dịp vui chơi của dân chúng. Đến hội, người ta được sống khác ngày thường. Các thứ ràng buộc, nề nếp khắt khe như được giãn ra nên con người thoải mái hơn, hồn nhiên, ý vị hơn. Có thành ngữ vui như hội là vậy. Trong một năm chi mấy lần có hội, cho nên đi hội là niềm vui lớn, là ước mong tha thiết của mọi người.
Biết vậy nên mụ dì ghẻ tìm cách ngăn cản không cho Tấm đi. Mụ trộn thóc vào gạo, bắt Tấm lựa xong mới được đi là cố tình bịa ra một việc làm vô nghĩa với dụng ý đoạ đày. Không còn lừa phỉnh như lần đầu, cũng chẳng cần lén lút như lần thứ hai, sự áp bức, độc ác của mụ giờ đây đã trở thành trắng trợn.
Còn Tấm lần này cũng chẳng giống như mấy lần trước, lức bị Cám lừa lấy hết giỏ tép, chi còn sót con bống là bạn tầm tình, là nguồn an ủi. Bống bị mẹ con Cám ăn thịt, may nhờ lòng tốt của con gà nôn Tấm tìm được nắm xương bống đem chôn vào bốn chân giường, tuy không hiểu để làm gì nhưng còn niềm hi vọng. Lần này thì sự bất ngờ to lớn đã đến với Tấm: đàn chim sẻ nhặt thóc giùm là bất ngờ; quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi lại càng bất ngờ; được vua rước kiệu về cung là tột đỉnh bất ngờ. Thật ra, người xưa khi đặt chuyện đã có chủ ý hẳn hoi. Tấm bị khốn khó trong thân phận con ghẻ, trong thân phận người bị áp bức, bóc lột, nhưng trước sau Tấm vẫn là người lao động giỏi giang, chịu thương chịu khó, hiền lành, tốt bụng; cho nên nhàn dân muốn Tấm đạt được hạnh phúc cao nhất. Sự đền bù đối với Tấm lần này cũng cao hơn hẳn bởi Bụt đã giúp Tấm: Tấm không những được đi trẩy hội với quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi, khiến mẹ con Cám nhìn thấy phải chết ghen, chết tức mà Tấm cồn được vua chọn làm hoàng hậu.
Mụ di ghẻ và con Cám chịu sao nổi cảnh ấy ? Chúng quyết hại Tấm để giành cho bằng dược địa vị hoàng hậu cao sang. Bốn lần chúng cố tình giết Tấm: khi hái cau ngày giỗ cha, lúc Tấm đã biên thành chim Vàng Anh, lúc Tấm biến thành hai cây xoan đào rồi khung cửi. Giết Tấm lần thứ nhất là để giành lấy ngôi hoàng hậu. Giết Tấm những lần sau là để giữ vững ngôi sang ấy. Nhưng mỗi lần như vậy, Cám không khỏi rụn sợ và ngày càng run sợ. Lần nào nó cũng mách mẹ và mụ ta bày đặt ra tất cả. Tội ác không dừng, tội ác cũng không có giới hạn. Muốn giữ quyển lợi của mình, bọn bóc lột không chùn tay trước thủ đoạn nào, kể cả giết người hết kiếp này đến kiếp khác.
Đổi lại, thái độ của Tấm cũng không còn nhẫn nhịn như giai đoạn trước mà là thái độ phản kháng quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc cho mình.
Trước kia, khi gặp khốn khó, Tấm chi biết ôm mặt khóc hu hu, rổi có Bụt hiện lên cứu giúp. Tiếng khóc ấm ức ấy chứng tỏ có ý thức được nỗi khổ của mình. Đó là thải độ phản kháng đầu tiên. Nay thì Tấm tự mình xử trí. Cô Tấm hiền lành, lương thiện vừa ngã xuống thì một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt đã sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc. Tấm không chịu khuất phục. Sau mỗi lần bị giết, Tấm sống lại dưới một hình hài khác. Đặc biệt, dù là chim Vàng Anh, dù là hai cây xoan đào hay khung cửi, lúc nào Tấm cũng quan tâm chăm sóc cho chồng, tạo cho chồng những phút giây êm ấm. Và trước đó, tuy đã là hoàng hậu cao sang tột bậc, Tấm vẫn giữ bản chất của một cô gái lao động quê mùa, không quên công việc, kể cả chăm lo ngày giỗ của cha. Cũng như khi trở lại lốt người từ quả thị, Tấm vẫn là một cô gái đảm đang, phúc hậu. Có điều cô gái phúc hậu ấy không dễ dàng dung tha tội ác như trước nữa.
Tấm hoá thành chim Vàng Anh, báo hiệu cho nhà vua biết sự có mặt của mình. Chim Vàng Anh bị giết chết, Tấm lại hoá thành hai cây xoan đào. Hai cây xoan đào bị mẹ con nhà Cám chặt làm khung cửi; rồi khung cửi bị đốt thành tro, Tấm hoá ra cây thị, quả thị để trờ về với đời... Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi, sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác. Đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.
Khi là chim Vàng Anh, khi là cây xoan đào bị chặt đóng thành khung cửi, mấy lần Tấm cảnh cáo con Cám thất đức bằng những lời chẳng nhẹ nhàng chút nào: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao... Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra. Thái độ của Tấm từ phẫn nộ đã biến thành căm thù trước hành vi cố tình chiếm đoạt quyển lợi, không ngừng gây tội ác của mẹ con Cám.
Kiên trì đấu tranh như vậy nên Tấm đã giành được thắng lợi cuối cùng. Tấm gặp lại vua trong hoàn cành hết sức giản dị: tại hàng nước của một bà lão nghèo. Thú Vị hơn, vợ chổng nàng gặp lại nhau nhờ miếng trầu tình duyên truyền thống, miếng trầu têm cánh phượng từ bàn tay khéo léo và dịu dàng của Tấm. Vua cho rước Tấm về cung, hạnh phúc qua bao nhiêu sóng gió nay trở lại trọn vẹn với Tấm.
Nhưng cuộc đấu tranh vẫn chưa chấm dứt. Sau bao lần hoá thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như Tấm hiểu rằng mình không thể cổ hạnh phúc trọn vẹn khi cái ác còn nhởn nhơ tồn tại, Cám và mụ dì ghẻ vẫn còn đó, thắng lợi của Tấm chưa được coi là trọn vẹn. Quan điểm dân gian là ác giả ác báo, cho nên mớl có chuyện con Cám chết bỏng, mụ dì ghẻ chết tươi. Nhân dân ta vẫn cho rằng kẻ gây ra tội ác thì phải gặp ác, phải bị trừng trị một cách đích đáng. Nhờ vậy trên đời mới có công lí, mới bù lại bao nhiêu đau khổ, oan ức mà người lao động, người bị bóc lột phải chịu đựng đời này sang đời khác. Thực tế cuộc sống thời xưa chưa có công lí ấy nên nhân dân vẫn ước mơ mãi mãi. Mẹ con con Cám đãchết, ước mơ ấy được thực hiện và mọi người nghe chuyện đều thỏa lòng.
Truyện Tấm Cám thể hiện ước mơ công lí, ước mơ hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh gay go vất vả, Tấm luôn được Bụt (nhân vật kì ảo) giúp đỡ, đền bù và Tấm đã thành hoàng hậu. Thời xưa, vua được coi là người sung sướng nhát (sướng như vua), cho nên được làm vợ vua là hạnh phúc cao nhất. Trái lại, bọn xấu, bọn ác, bọn bóc lột nhất định phải đền tội và đền tội thật đích đáng, Do đó, đối với nhân dân, truyện Tấm Cảm có một ý nghĩa thật tốt đẹp. Nó là niềm an ủi, là nguỗn hi vọng và tin tưởng. Nó giáo dục thái độ yêu ghét rõ ràng, dứt khoát: yêu cái tốt, yêu người lao động chân chính, ghét cái xấu, ghét kẻ bóc lột, ăn bám, tàn ác.
Tuy nhiên, yếu tố kì ảo và vai trò của nó ở phần hai của truyện Tấm Cám không giống phần đầu. Nếu như ở phần một của truyện, ta còn thấy Bụt hiện lên ban tặng vật thần kì mỗi lần Tấm khóc, thì ở phần hai, cuộc đấu tranh quyết liệt hơn nhưng ta không còn thấy Tấm khóc, cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt. Nhân dân lao động gửi vào nhân vật Tấm ý thức giành và giữ hạnh phúc của mình. Đó là phải tự mình giành và giữ hạnh phúc thì nó mới bền chật. Vì vậy,khác với phần một, yếu tố kì ảo (chim vàng anh, xoan đào, quả thị) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hoá thân để trở về tiếp tục đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn mà thôi.
Sự hoá thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh mơ ước về công bằng xã hội: Người lương thiện không thể chết oan mà phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt. Đồng thời thể hiện quan niệm hết sức thực tế về hạnh phúc của người lao động. Họ không cần hanh phúc ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
Khi bàn về sự hoá thân của Tấm, có người cho rằng đó là ảnh hưởng từ thuyết luân hổi của đạo Phật. Nhưng thực ra, nếu có mượn thuyết luân hồi thì truyện chỉ mượn cái vỏ bề ngoài để thể hiện mơ ước, tỉnh thần lạc quan của người lao động mà thôi. Bởi luân hồi nhà Phật là phải chịu đau khổ do tội lỗi từ kiếp trước, rồi sau đó mới tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn cực lạc. Còn cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần không phải để chịu khổ đau, cũng không định tìm hạnh phúc mơ hồ ở cõi Niết Bàn mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở nơi trần thế. Điều đổ thể hiện lòng yêu đời và tính thực tế của người lao động khi sáng tạo ra truyện cổ tích.
Kết thúc có hậu là biểu hiện tập trung của ước mơ. Nhân vật thiện cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc như những gì mà trí tưởng tượng lãng mạn của nhân dân có thể hình dung được.
Cô Tấm nghèo hèn, bị bắt nạt, bị giết chết, nhưng cuối cùng đã được gặp lại nhà vua, trở về cung tiếp tục làm hoàng hậu. Kết thúc đó cũng thể hiện mơ ước đổi đời của dân chúng. Đó là bức tranh về một xă hội lí tưởng có " vua sáng, tôi hiền". Trong xã hội mơ ước đó, họ không phải là loại người bần cùng mà ở địa vị tối cao.
Tấm Cám là truyện cổ tích phổ biến sâu rộng nhất trong dân gian xưa nay. So với các truyện cùng nội dung ở các nước khác, nó có những nét Việt Nam đặc sắc và rất hấp dẫn. Truyện biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vướn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao động.
Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào
Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.
Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?
Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.
– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.
Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.
Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.
Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.
Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.
– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.
Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.
Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.
Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.
Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.
Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.
Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.
Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.
Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.
Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.
Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.
Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.
Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.
Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.
Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.
Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào
Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.
Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?
Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.
– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.
Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.
Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.
Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.
Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.
– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.
Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.
Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.
Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.
Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.
Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.
Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.
Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.
Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.
Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.
Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.
Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.
Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.
Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.
Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.
“Tấm chăm chỉ hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.”
Tấm chăm chỉ, hiền lành...Cám thì lười biếng, độc ác.
TL:
còn
Chúc bạn học tốt!
2.
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
1.
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
2.Bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Ngày nay môi trường bị ô nhiễm không chỉ bởi khói bụi, hiệu ứng nhà kính mà môi trường còn bị ô nhiễm bởi sự vứt rác bừa bãi của mọi người. Bảo vệ môi trường vô cùng cần thiết vì môi trường sạch sẽ mang lại cho chúng ta không khí trong lành, sức khỏe cho mọi người. Hàng tuần, nhà trường tổ chức tổng vệ sinh lớp học. Mỗi bạn đều chuẩn bị khẩu trang, theo sự phân công các bạn trong lớp đi lấy dụng cụ lao động: chổi, xẻng hót rác, xô đựng nước, chổi lau nhà. Cô giáo giao cho tổ chúng em nhặt rác xung quanh lớp, lau sàn lớp.... Các bạn nữ trong tổ lau sàn lớp, giặt giẻ lau bảng, lau bàn học, quét lớp. Các bạn nam kê lại bàn ghế gọn gàng. Chỉ sau 45 phút, lớp học của chúng em đã sạch sẽ, sáng sủa. Các bạn đều nhanh nhẹn khẩn trương hoàn thành công việc được giao. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng trên khuôn mặt ai cũng hiện rõ niềm vui vì vừa làm được việc tốt góp phần làm cho lớp học khang trang, sạch sẽ.
Học tốt
Đáp án :Nàng Tấm
Tấm nha
nhưng còn tùy vào từng phiên bản
có phiên bản thì tấm như 1 con quỷ dữ còn cám và mẹ lài là những thiên thần
có phiên bản thì cô tấm hiền dịu nết na , mẹ con nhà cám ranh ma đủ đường