Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời, …
7 ông thần: ông đếm cát, ông tát bể, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời.
- Miêu tả bằng hình ảnh:
- Miêu tả bằng lời:
Thần trụ trời là một vị thần có công khai phá trời đất. Với thân hình to lớn không thước nào có thể đo được, sức mạnh không lời nào diễn tả nổi. Thần đã dùng đầu chống trời, lấy tay đào đất, cát để đắp thành cột chống trời. Nhờ cột chống trời mà thần trụ trời dựng lên làm trời đất mới được phân làm hai.
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, - Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh giày
- Tóm tắt: Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trưng cho đất, bánh giày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.
- Điểm tương đồng:
+ Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông
Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất
+ Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp
Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh giày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời.
- Trong cái nhìn của người cổ đại:
+ Các vị thần có hình dạng khổng lồ (thần Trụ Trời) hoặc ngoại hình khác thường (thần Gió không có đầu).
+ Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên (thần Trụ Trời tách trời và đất; thần Sét có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luận ở trần gian; thần Gió có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu).
+ Các vị thần có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ (thần Sét hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền; thần Gió khi kết hợp với thần Sét và thần Mưa thì vô cùng đáng sợ).
- Các nhân vật trong trong thần thoại là cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại có đặc điểm tương tự như vậy.