K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Ở :

+Ống 1: Dịch nghiền tế bào có chứa ti thể, axit piruvic đi vào ty thể xảy ra quá trình hô hấp có thải ra CO2 và máy phát hiện CO2 sẽ báo

+Ống 2: Axit piruvic trực tiếp đi vào ty thể xảy ra quá trình hô hấp luôn thải ra CO2 và máy phát hiện CO2 sẽ báo

+Ống 3: Glucozo cơ thể không thể trực tiếp hấp thụ cũng không thể biến đổi thành Axit piruvic vì không có MT tế bào chất nên không có gì xảy ra cả + không có CO2 thoát ra

14 tháng 8 2017

Đáp án: B

Cho vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani vào 5 ống nghiệm như sau:-Ống 1: môi trường cơ bản-Ống 2: môi trường cơ bản+riboflavin-Ống 3: môi trường cơ bản+axit lipoic-Ống 4: môi trường cơ bản+riboflavin+axit lipoic-Ống 5: môi trường cơ bản+riboflavin+axit lipoic+NaClOSau một thời gian thấy ống 1,2,3,5 vẫn trong suốt, còn ống 4 bị đụcCho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?1: Vi khuẩn Clostridium tetani là vi...
Đọc tiếp

Cho vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani vào 5 ống nghiệm như sau:

-Ống 1: môi trường cơ bản

-Ống 2: môi trường cơ bản+riboflavin

-Ống 3: môi trường cơ bản+axit lipoic

-Ống 4: môi trường cơ bản+riboflavin+axit lipoic

-Ống 5: môi trường cơ bản+riboflavin+axit lipoic+NaClO

Sau một thời gian thấy ống 1,2,3,5 vẫn trong suốt, còn ống 4 bị đục

Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1: Vi khuẩn Clostridium tetani là vi khuẩn nguyên dưỡng với riboflavin và axit lipoic

2: Vai trò của riboflavin và axit lipoic là nhân tố sinh trưởng của vi khuẩn Clostridium tetani

3: NaClO là chất ức chế sinh trưởng của vi khuẩn Clostridium tetani

4: Nhân tố sinh trưởng là chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được

A: 1

B: 4

C: 2

D: 3

Giải thích luôn cho mình với ạ

1
6 tháng 5 2022

Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?

1: Vi khuẩn Clostridium tetani là vi khuẩn nguyên dưỡng với riboflavin và axit lipoic 

2: Vai trò của riboflavin và axit lipoic là nhân tố sinh trưởng của vi khuẩn Clostridium tetani

3: NaClO là chất ức chế sinh trưởng của vi khuẩn Clostridium tetani

4: Nhân tố sinh trưởng là chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được

A: 1

B: 4

C: 2

D: 3

Giải thích : 

Ta thấy :  Xét ống nghiệm 4 bị đục có môi trường cơ bản + riboflavin + axit lipoic nên khuẩn uốn ván sống được ở nơi có môi trường cơ bản + có axit (điều kiện phát triển) và riboflavin (chất dinh dưỡng thuộc nhân tố sinh trưởng) (do khuẩn Clostridium lak khuẩn khuyết dưỡng)

1. sai vì Vi khuẩn Clostridium tetani là vi khuẩn khuyết dưỡng

2. sai vì axit lipoic là điều kiện phát triển chứ ko phải nhân tố sinh trưởng của Vi khuẩn uốn ván

3. Đúng

4. Đúng

Vậy ta chọn C. 2

20 tháng 1 2018

Đáp án: B

6 tháng 8 2017

Người ta đánh dấu phóng xạ \(N15\) vào các Nu tự do.Sau đó cho 1 ADN bình thường (N14) vào môi trường trên theo dõi sự tự sao 3 lần của chúng
Trong các ADN con có bao nhiêu ADN :
- Chỉ chứa Nu phóng xạ: \(6\)
- Chỉ chứa Nu bình thườg: \(0\)
- Vừa chứa Nu bình thườg vừa chứa Nu phóng xạ: \(2\)

6 tháng 8 2017
a) Số ADN chỉ chứa nu phóng xạ là 23-2=6 Số ADN chỉ chứa nu bình thường =0 Số ADN chứa cả nu bt và nu phóng xạ là 2 Giải thích cụ thể cho bn hiểu nha:tại sau khi nhân đôi thì hai mạch cũ của ADN ban đầu nó vẫn tồn tại nên có phép tính như trên b) vì số phân tử chỉ chứa nu bình thường =0 nên sẽ k suất hiện vạch nhẹ
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

a) Nhận xét:

* Thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt theo thứ tự tăng dần là:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá.

* Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa do sự đục của dung dịch là do albumin tạo nên và trong nước ép lõi dứa có các enzyme phân giải protein này. Khi protein albumin không còn thì dung dịch ban đầu cũng chuyển từ đục thành trong.

* Có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm là do: hoạt tính của enzyme phân giải albumin giữa các ống. Cụ thể:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa, để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó albumin bị phân giải nhanh nhất và do đó cũng cần ít thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được albumin dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở ống 1. Do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 1 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó albumin bị phân giải chậm nhất và cần nhiều thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

b) Khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi, nếu ăn cả lỗi sẽ rát lưỡi do:

-  Trong lõi dứa tươi có chứa các enzyme phân giải protein.

- Do đó, nếu ăn cả lõi dứa thì các enzyme này sẽ hoạt động và phân giải các protein trên màng tế bào lưỡi, dẫn tới phá hủy tế bào lưỡi và gây ra hiện tượng rát lưỡi.

c) Xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm là do: trong dịch mầm lúa có enzyme amylase có khả năng phân giải tinh bột. Khi đó:

- Đĩa tương ứng với ống 3: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó tinh bột bị phân giải tốt nhất và do đó kích thước vết lõm là lớn nhất.

- Đĩa tương ứng với ống 1: việc thêm nước cất, để nhiệt độ phòng vào dịch mầm lúa. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được tinh bột dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó đĩa 1 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 3.

- Đĩa tương ứng với ống 2: thêm nước vôi trong vào dịch mầm lúa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở đĩa 1. Do đó đĩa 2 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 1.

- Đĩa tương ứng với ống 4: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó tinh bột bị phân giải chậm nhất và kích thước vết lõm trên đĩa 4 nhỏ nhất.

d) Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt là do:

- Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.

- Trong bát cháo ăn dở đã có nước bọt của người và do đó có enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.

- Nhai cơm trong miệng lâu thì sẽ tạo thời gian cho amylase phân giải tinh bột thành đường đơn glucose. Glucose có vị ngọt nên ta sẽ cảm thấy ngọt.