Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, đâu là hiện tượng hóa học?
A. Xăng để trong lọ hở nút bị bay hơi.
B. Than cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic
C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ.
D. Vàng được đánh thành nhẫn, vòng.
Câu 8. Trong một phương trình hóa học thì:
A. Số lượng các chất được bảo toàn. C. Khối lượng các chất được bảo toàn.
B. Số lượng phân tử được bảo toàn. D. Thể tích các chất được bảo toàn.
Câu 11. Các biến đổi nào sau đây là biến đổi vật lí?
A. Xay nhỏ gạo thành bột. C. Thanh sắt để ngoài không khí bị gỉ.
B. Đốt bột lưu huỳnh thành khí. D. Đốt cháy đường ăn.
Câu 12. Khi để thanh sắt ngoài không khí một thời gian, khối lượng thanh sắt khi đó so với ban đầu là: A. Không thay đổi B. Tăng lên C. Giảm đi D. Chưa xác định được.
Câu 13. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Hòa tan kali penmanganat (KMnO4) vào nước thu được dung dịch có màu tím.
B. Hiện tượng xảy ra trong tự nhiên “ nước chảy đá mòn ".
C. Mở lọ đựng dung dịch ammoniac (NH3) thấy có khí mùi khai thoát ra.
D. Đun nóng đường thành màu đen .
Câu 14. Chọn câu trả lời đúng:
A. Nước gồm hai đơn chất là hiđro và oxi
B. Axit sunfuric (H2SO4)gồm ba đơn chất là lưu huỳnh, hiđro và oxi.
C. Vôi sống (CaO) gồm hai nguyên tố hóa học là canxi và oxi.
D. Nước gồm hai nguyên tố hidro và một nguyên tố oxi.
Câu 15. Những mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Khi xảy ra phản ứng hóa học luôn kèm theo sự tỏa nhiệt.
B. Phản ứng hóa học không có sự thay đổi liên kết trong các phân tử chất phản ứng.
C. Một trong các dấu hiệu xảy ra phản ứng là tạo chất kết tủa.
D. Phản ứng hóa học xảy ra luôn kèm theo sự thay đổi màu sắc.
Câu 16. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác
B. Trong phản ứng hóa học tính chất của các chất giữ nguyên.
C. Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên.
D. Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.
Câu 18. Cần dùng bao nhiêu gam đồng để phản ứng hết với 32 gam oxi và thu được 160 gam đồng oxit ( CuO).
A. 128 gam B. 64 gam C. 32 gam D. 16 gam
Câu 19. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trong phản ứng hóa học số lượng nguyên tử được bảo toàn
B. Trong phản ứng hóa học số lượng phân tử được bảo toàn
C. Trong phản ứng hóa học hạt nhân nguyên tử bị biến đổi
D. Trong phản ứng hóa học các chất được bảo toàn
Câu 21. Than cháy trong không khí, thực chất là phản ứng hóa học giữa cacbon và oxi. Cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò, sau đó dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến lúc than cháy, bởi vì?
A. Đập nhỏ than để tăng diện tiếp xúc giữa than với oxi.
B. Quạt là để tăng lượng oxi tiếp xúc với than
C. Phản ứng giữa than và oxi cần nhiệt độ cao để khơi mào
D. Tất cả các giải thích trên đều đúng
Câu 22. Khi nung đá vôi để sản xuất vôi. Khối lượng của vôi thu được so với khối lượng đá vôi thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi B. Tăng C. Giảm D. Tuỳ theo từng lò, có thể tăng hoặc giảm
Câu 27. Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng? A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia
B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành
C. Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
D. Không phát biểu nào đúng
Câu 28. Than cháy theo phản ứng hóa học: Cacbon + khí Oxi ® khí Cacbonic
Cho biết khối lượng của cacbon là 4,5 kg, khối lượng khí oxi là 12,5 kg. Khối lượng khí cacbonic là? A. 15 kg B. 16,5 kg C. 17 kg D. 20 kg
Câu 29. Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo PƯHH : Vôi sống + khí Cacbonic. Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 100®Canxi cacbonat kg, khối lượng khí cacbonic là 44 kg. Khối lượng vôi sống là:
A. 50 kg B. 56 kg C. 60 kg D. 66 kg
- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :
Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới
Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới
- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu → Hiện tượng vật lí, vì không có chất mới tạo thành. b) Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ. → Hiện tượng hoa học, vì có chất mới tạo thành c) Cháy rừng. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành d) Hòa tan muối ăn vào nước → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành e) Sự thối rữa của xác súc vật. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành f) Xăng để trong lọ hở nút bị bay hơi. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành g) Về mùa hè thức ăn thường bị ôi thiu → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành h) Vàng được làm thành nhẫn, vòng. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành i) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành | k) Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành l) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang đỏ → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành m) Trứng bị thối. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành n) Xay nhỏ gạo thành bột. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành o) Đốt cháy một mảnh giấy. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành p) Dây tóc trong bóng đèn sáng lên khi dòng điện đi qua → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành q) Tẩy vải xanh thành vải trắng. → Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành r) Dùng gỗ để sản xuất giấy, bàn ghế. → Hiện tượng vật lý, vì không có chất mới tạo thành |
B
B