K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2020
a) Phép nhân hoá: nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn. b) Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
8 tháng 2 2019

a. Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.

- Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

b. Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

5 tháng 4 2018

e,Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ

- Em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của mẹ, là hình ảnh có tính biểu tượng

27 tháng 4 2017

d, Phép nhân hóa: vầng trăng có tình cảm, hành động như con người, nhòm khe cửa để ngắm nhìn con người

- Tô đậm sự gắn bó giữa con người với vầng trăng, vầng trăng trở thành tri kỉ của con người

8 tháng 10 2017

Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

Câu 1 Xác định và nêu giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: a.                         "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm                              Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ." (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) b.                          "Gác kinh viện sách đôi nơi                      Trong gang tấc lại gấp mười quan san." (Truyện Kiều - Nguyễn Du) c.                 ...
Đọc tiếp

Câu 1

Xác định và nêu giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:

a.                         "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                             Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

b.                          "Gác kinh viện sách đôi nơi

                     Trong gang tấc lại gấp mười quan san."

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

c.                           "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

                              Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

(Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)

d.                           "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                              Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng."

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

e.                               "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

                           Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng".

(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)

252

a. Phép nhân hóa: thuyền im - bến - nằm.

Con thuyền sau mỗi chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mệt mỏi nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm, qua đó nói lên cuộc sống lao động vất vả, đầy sóng gió, thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.

b. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thúy Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây là hai người cách trở gấp mười quan san.

c. Phép nhân hóa: Nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

d. Phép ẩn dụ tu từ: Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Em bé là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng, niềm tin của mẹ cũng như mặt trời ngoài tự nhiên kia là nguồn sống của cả vũ trụ.

e. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Âm thanh tiếng lá rơi vốn được cảm nhận bằng thính giác, nay được cảm nhận bằng thị giác. Phép ẩn dụ đã miêu tả tinh tế sự tĩnh lặng của không gian, chỉ thông qua hình ảnh lá khô rơi và cho thấy tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận và miêu tả không gian ấy.

10 tháng 5 2021

Biểu cảm

3 tháng 12 2019

1.

- Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ.

- Nghĩa chuyển: Chỉ sự dấn thân, "liều mình" để thay đổi 1 điều gì đó.

2.

a. Câu thơ sử dụng phép đối và nhân hóa.

- Đối: Người - ngắm - ngoài cửa sổ; Trăng - nhòm - khe cửa.

Phép đối thể hiện sự ngăn cách và tình thế ngắm trăng đặc biệt của Bác. Giữa tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên và trăng là song sắt nhà tù. Nhưng khoảng cách đã bị xóa nhòa bởi tâm hồn giao cảm mãnh liệt của tác giả.

- Nhân hóa qua từ "nhòm". Trăng vốn là sự vật vô tri mà bỗng trở thành sinh thể có hồn, cùng giao cảm và đồng điệu với thi nhân. Phép nhân hóa cho thấy chất lãng mạn trong tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.

b. Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ qua từ "mặt trời" trong câu thơ thứ 2. "Mặt trời của mẹ" vốn để chỉ đứa con. Với mẹ, con là nguồn sống, là động lực để mẹ tăng gia sản xuất, lao động hết mình phục vụ kháng chiến. Con cũng giống như mặt trời của tự nhiên. Mặt trời tự nhiên tỏa ánh sáng vĩnh hằng đem lại sự sống cho vạn vật. Con trở thành niềm vui, động lực, nguồn sống của mẹ. Phép ẩn dụ khiến cho cách diễn đạt trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

26 tháng 10 2016

“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.

Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.

26 tháng 10 2016

+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
+ phép đối “gần con” – “xa con” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” : để nói tới những thời gian và không gian khác biệt -> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
- một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí, làm cho những vần thơ của ông không chỉ mênh mang cảm xúc mà còn vô cùng sâu lắng.
+ Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.

2 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A