K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2023

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

11 tháng 3 2019

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

2 tháng 9 2017

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

   - Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích nội dung câu nói (2đ):

      + A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.

      + Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.

      + Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.

      + Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.

      + Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.

Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.

→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.

      + Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.

Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.

      + Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.

   - Bàn luận (2đ):

      + Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.

      + Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?

      + Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...

28 tháng 2 2021
  

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Ganh tị (ghen tị, đố kị)  một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.theo em nghĩ tổng thống Abraham Lincoln gửi lời nhăn đó để có ý muốn con của mình không đố kỵ với người khác , gần gũi với mọi người hơn. Ông ấy muốn con của mình không đố kỵ với bất kì một ai trong xã hội .em cx ko chác là đúng   
19 tháng 11 2017
Bước vào kì thi Tuyển sinh Đại học năm nay (2017), tôi vô cùng xúc động được đọc lại một câu trích trong bức thư của Tổng thống Mỹ A. Lin-côn gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt cồn vinh dự hơn gian lận khi thi". Là một học sinh, một thí sinh ở vùng sâu vùng xa, tôi xin nói lên những suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. Thi cử là để xét tuyển, kén chọn nhữna học sinh khá, học sinh giỏi nhằm đào tạo nên nhũng trí thức vừa có đức vừa có tài cho đất nước. Thi tuyển thì có người đỗ, có người hỏng. Thi đỗ là hãnh diện, là sung sướng, là vẻ vang. Thi rớt, thi hỏng là một bi kịch: "Đệ nhất buồn, là cái hóng thi!” (Tú Xương). Vậy, thái độ của sĩ tử phải như thế nào trong quá trình thi. hoặc không may mà thi rớt? "Biết chấp nhận thi rớt còn rinh dự hơn gian lận khi thi" là một lời khuyên sâu sắc. Thi rớt vì ta chưa giỏi, chưa thông minh. Thi rớt vì học lực của ta chưa đạt “ngưỡng" điểm số và chỉ tiêu. Thi rớt, tuy "không ăn ớt thế mà cay!” (Tú Xương) nhưng ta phải bình tĩnh, phái "chấp nhận", phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật cay đắng, phải nghiêm túc xem lại quá trình học hành của bản thân. Ngã đau rồi phái đứng dậy với ý thức và tinh thần ''Thua keo này ta bày keo khác” (Tục ngữ). Tại sao thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi? Gian lận khi thi là dùng đủ mọi hành vi dối trá, lừa lọc như mang tài liệu vào phòng thi, dùng điện thoại di động để "cầu viện” giải bài, hoặc quay cóp, v.v... Thí sinh phải nêu cao tinh thần tự trọng của "ke sĩ, quyết không làm bất cứ điều gì "lẻm nhèm” trong quá trình thi cử. Phải biết xấu hổ trước mọi hành vi gian lận. Dù có thi rớt nhưng vẫn phải bảo toàn thanh danh, không để ai chê cười, coi khinh. Nếu gian lận khi thi mà đổ, thử hỏi lương tâm mình như thế nào? Có cảm thấy tự sỉ nhục không? Nếu gian lận khi thi mà bị lập biên bản, bị đình chỉ thi, bị đuổi ra khỏi phòng thi, thì ê ché nhục nhã. Sẽ làm nhục cha mẹ, nhục thầy cô giáo, nhục ngôi trường mình. Qua đó, ta càng thấy rõ không thể, không nên, đừng có làm bậy "gian lận khi thi” vì ô nhục, nên tự biết, dũng cảm "chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi". Trung thực là một đức tính tốt đẹp. Học sinh phải “khiêm tốn. thật thà, dũng cảm” trong thời đi học cũng như lúc thi cử. Ai cũng phải sống trung thực. Sống trung thực để làm người tử tế, đế được đồng loại tôn trọng, quý mến. Những kẻ dối trá, gian manh sẽ bị đồng loại coi khinh! Câu văn trong bức thư của Tổng thống A.Lin-côn tuy cách xa chúng ta gần 150 năm, nhưng đối với riêng tôi là một bài học vô cùng sâu sắc về lòng trung thực. Nó động viên tôi nêu cao lòng tự hào, tự tin, tự trọng và hi vọng trong những ngày thi cử căng thẳng. Mai đây, nếu thi rớt, tôi ôn tập lại với tinh thần 'Thất bại là mẹ thành công”. Tôi sẽ thưa với mẹ cha: "Con nguyện cố gắng hơn nữa ...”
19 tháng 11 2017

1. Mở bài: Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…”

2. Thân bài: Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu…

Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi. Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt. Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình…

Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình, bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế, bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O. Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình, thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta.

3. Kết luận: Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tích”, những gian dối trong thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-côn.

Chúc bạn luôn học tập tốt !

20 tháng 5 2022

refer

https://thptsoctrang.edu.vn/42-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-on-thi-thpt-quoc-gia-2022-hay-nhat/

16 tháng 5 2023

Tự làm đi tui sẽ méc gvcn

16 tháng 5 2023

Em học trường gò vấp đk ? Tự làm bài tập thi tuyển sinh đi ko hỏi bài hohoho

 

9 tháng 10 2023

Bài làm:

Quê hương - đó là một chủ đề vĩ đại và thú vị, luôn đọng mãi trong tâm hồn của con người. Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân với những dòng thơ đơn giản nhưng sâu sắc đã khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị đặc biệt của quê hương. Từ hai dòng thơ trên, tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về quê hương, một khái niệm có sức mạnh kỳ diệu đối với con người.
Dòng thơ đầu tiên bài thơ này đã nhấn mạnh sự độc đáo và quý báu của quê hương. "Quê hương mỗi người chỉ một" - điều này cho chúng ta thấy rằng không có hai người có cùng một quê hương, và quê hương của mỗi người đều có giá trị riêng biệt. Mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều mang trong mình một phần của lịch sử, văn hóa và ký ức của người dân. Quê hương là nơi mà con người lớn lên, nơi mà họ gắn kết với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Quê hương không chỉ đơn thuần là một địa điểm, mà còn là một phần tinh thần, một trạng thái tinh thần, và một hình ảnh thân thương.
Dòng thơ tiếp theo "Như là chỉ một mẹ thôi" đã nêu bật vai trò to lớn của quê hương trong cuộc sống của con người. Mẹ, trong tâm hồn của mỗi người, là người mà chúng ta yêu quý và trân trọng nhất. Quê hương cũng như một người mẹ đối với mỗi cá nhân. Nó nuôi dưỡng, bảo vệ và mang lại cho chúng ta sự an toàn và ấm áp. Quê hương là nguồn cảm hứng, là nơi chúng ta học hỏi và phát triển. Nó là nơi chúng ta tìm thấy sự tự hào và danh dự, là nơi chúng ta gắn kết với người khác để xây dựng và bảo vệ cộng đồng.
Từ bài thơ này, tôi chắc chắn rằng quê hương không chỉ là một địa điểm, mà còn là một phần quan trọng trong danh tính của chúng ta. Nó là nguồn cảm hứng, là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Quê hương là nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình, là nơi chúng ta tìm thấy niềm hạnh phúc và sự hài lòng. Chính vì vậy, chúng ta cần trân trọng và bảo vệ quê hương của mình, để nó luôn tồn tại và phát triển để thế hệ sau cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp và giá trị của nó.
Cuối cùng, bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân đã thúc đẩy tôi suy nghĩ về quê hương như một phần không thể thiếu của cuộc sống và tình yêu của chúng ta. Chúng ta cần hãy trân trọng và yêu quê hương, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và tình thân thuộc mà nó mang lại. Quê hương không chỉ là nơi ở, mà còn là trái tim và linh hồn của chúng ta.

1. Mở bài: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

2. Thân bài:

- Giải thích:

Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên. 

- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân

+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội

+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương 

=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người

3. Kết bài: 

- Thể hiện tình cảm và khát vọng được cống hiến cho quê hương

- Đưa ra lời nhắc nhở tới mọi người