K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2017

cái đó là phần chú ý mà bạn. còn bài tập là đoạn 1, 2, 3,4 tr 81,82,83

24 tháng 10 2017

Mình lộn

Đâu là cách lập ý trong bài văn biểu cảm? A. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, vừa quan sát vừa suy ngẫm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc. B. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm...
Đọc tiếp

Đâu là cách lập ý trong bài văn biểu cảm?

 A. 

Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, vừa quan sát vừa suy ngẫm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

 B. 

Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.

 C. 

Suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, vừa quan sát vừa suy ngẫm, hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

 D. 

Vừa quan sát vừa suy ngẫm, hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

14

Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước”giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

 

 A. 

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

 B. 

Thể thơ tự do

 C. 

Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

 D. 

Thất ngôn bát cú Đường luật

15

Chỉ ra mạch cảm xúc trong bài Bài thơ “Tiếng gà chưa” được Xuân Quỳnh .

 

 A. 

Hiện tại -  quá khứ - tương lai

 B. 

Hiện tại – quá khứ - hiện tại

 C. 

Quá khứ - hiện tại - tương lai

 D. 

Quá khứ - hiện tại

16

Cả hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh đều thể hiện nội dung gì?

 A. 

Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ

 B. 

Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

 C. 

Thể hiện tinh thần lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

 D. 

Thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác Hồ

17

Câu thơ nào trong bài “Bánh trôi nước” thể hiện thân phận của người phụ nữ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 A. 

Câu 4

 B. 

Câu 3 và 4

 C. 

Câu 1 

 D. 

 Câu 2

18

Cảnh tượng được miêu tả trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào?

 

 A. 

Huyền ảo, thanh bình và nên thơ 

 B. 

Hùng vĩ và tươi tắn, nên thơ

 C. 

Rực rỡ và diễm lệ, thanh bình

 D. 

Âm u, buồn bã, huyền ảo

19

Cho đoạn câu thơ sau:

                         Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

                         Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

                         Gác mái, ngư ông về viễn phố

                         Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Trong đoạn thơ có mấy từ Hán Việt?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 A. 

5 từ

 B. 

3 từ

 C. 

4 từ

 D. 

2 từ

20

Có mấy kiểu điệp ngữ

 

 A. 

3 kiểu

 B. 

4 kiểu

 C. 

Không xác định được

 D. 

2 kiểu

21

Bài thơ nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước chống ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình?

 

 A. 

Sông núi nước Nam

 B. 

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

 C. 

Qua Đèo Ngang

 D. 

Phò giá về kinh

22

Trong tác phẩm “Một thức quà của lúa non: Cốm” tác giả Thạch Lam đã thể hiện tình cảm gì đối với cốm?

 A. 

Trân trọng, tự hào

 B. 

Trân trọng, nâng niu, tự hào

 C. 

Tự hào, giữ gìn

 D. 

Trân trọng, ngợi ca

23

Tại Bài thơ “Sông núi nước Nam” được gọi là bài thơ thần ?

 

 A. 

Là bản tuyên ngôn độc lập

 B. 

Là khúc ca khải hoàn 

 C. 

Gắn với truyền thuyết, vang lên trong miếu Trương Hống, Trương Hát, giữa đêm 

 D. 

Là án thiên cổ hùng văn 

24

Tác phẩm nào dưới đây không phải tác phẩm trữ tình?

 

 A. 

Cảnh khuya

 B. 

Cuộc chia tay của những con búp bê

 C. 

Qua Đèo Ngang

 D. 

Bạn đến chơi nhà

25

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là gì?

 A. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung và hình thức của tác phẩm

 B. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung và bố cục của tác phẩm

 C. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về tác giả

 D. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung thể loại của tác phẩm

26

Bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh thể hiện nội dung gì?

 

 A. 

“Tiếng gà trưa” gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã là sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước 

 B. 

“Tiếng gà trưa” là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước

 C. 

Tình bà cháu sâu nặng, gắn bó, hòa hợp

 D. 

“Tiếng gà trưa” là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước

27

Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

 

 

 A. 

Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp

 B. 

Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

 C. 

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

 D. 

Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước

28

Câu văn: “Với tác phẩm này, tác giả đã gieo vào lòng ta những tình cảm đẹp, tình yêu quê hương đất nước để mỗi chúng ta thêm trân trọng, tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên” có phương thức biểu đạt nào?

 A. 

Miêu tả

 B. 

Tự sự

 C. 

Biểu cảm

 D. 

Cả tự sự và miêu tả

29

Bài thơ nào có sử dụng từ trái nghĩa?

 A. 

Cảnh khuya

 B. 

Hồi hương ngẫu thư

 C. 

Rằm tháng riêng

 D. 

Bạn đến chơi nhà

30

Trong các dãy từ sau, dãy từ nào là từ láy?

 A. 

Đất đai, hoa hồng, tươi tốt, mong muốn

 B. 

Sung sức, mơ mộng, chậm chễ

 C. 

Xấu xí, xanh xao, vuông vắn, ngay ngắn

 D. 

Chiều chuộng, đi đứng, thân thương

31

Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gởi với mọi người điều gì?

 

 A. 

Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.

 B. 

Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.

 C. 

Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.

 D. 

Tổ ấm gia đình là quý giá .Mọi người hãy cố gắng giữ gìn, bảo vệ.

32

Bài thơ “Phò giá về kinh “ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

 

 A. 

Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử .

 B. 

Lí Thường Kiệt chống Tống trên bến sông Như Nguyệt 

 C. 

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

 D. 

Quang Trung đại phá quân Thanh 

33

  Ý của “Hồng cốm tốt đôi” trong văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam là:

 A. 

Lời chúc đôi lứa hòa hợp,  hạnh phúc, lâu bền

 B. 

Lời chúc năm mới

 C. 

Quà sêu tết

 D. 

Lời chúc sung túc

34

Câu thơ nào chứa thành ngữ?

 A. 

Thân em như chẽn lú đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

 B. 

Mục đồng sáo vẳng châu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

 C. 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nỗi ba chìm với nước non”

 D. 

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm tử bắt quân thù

35

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh là biện pháp tu từ nào?

 A. 

Phép lặp

 B. 

Liệt kê

 C. 

Điệp ngữ

 D. 

Nói quá

36

Bài thơ “Tiếng gà trưa” có thành coong gì về nghệ thuật?

 

 A. 

Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng

 B. 

Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực

 C. 

Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao

 D. 

Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc

37

Bài thơ “Tiếng gà chưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào?

 

 A. 

Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

 B. 

Thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ

 C. 

Thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ

 D. 

Thời kì cuối kháng chiến chống Pháp

0
b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó 

b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt 

c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn tác giả 

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt ?

Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự  xuất hiện của các em nhi đồng vs tiếng cười , câu hỏi hồn nhiên , ngây thơ của các em ?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ , cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê ?

g) Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đc thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

BÀI NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 

5
19 tháng 10 2016

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.
Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).
d )
- Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn.
- Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.
e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.
 
3 tháng 11 2016

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html

17 tháng 10 2016

a)Sử dụng mô típ''Thân em...'',nhân hóa

Tác dụng:Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
b)

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy

c)

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

 

17 tháng 10 2016

a) nhân hóa.

b) Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

c) 

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

Chúc bạn học tốt!

BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " Tiếng gà trưa" hãy ghi lại mạch cảm xúc cảu tác giả trong bài thơ2.từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổ thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết3. Em cảm nhận được gì về hình...
Đọc tiếp

BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " Tiếng gà trưa" hãy ghi lại mạch cảm xúc cảu tác giả trong bài thơ

2.từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổ thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết

3. Em cảm nhận được gì về hình tượng ngườ bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơi

4. về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. EM tán thành vs ý kiến nào, vì sao

5 theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, h.ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật? những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ ntn?

Giúp mình với!

3
16 tháng 11 2016

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.
5.
Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
4. Em tán thành với cả 2 ý kiến
Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

 

 

20 tháng 11 2016

Câu 1:

  • - Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

  • - Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

  • Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

  • Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

  • Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

  • Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

  • Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

  • Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

  • Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

30 tháng 10 2016

bạn cần ghi rõ hơn nhé

31 tháng 10 2017

Mik chẳng hiểu bạn đang hỏi cái j và ở bài j nữa