Câu 1. Hình ảnh “Mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng tượng trưng cho điều gì?A. Sự thân thiện của con người với thiên nhiên.B. Những vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.C. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.D. Những sóng gió của cuộc đời.Câu 2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ 2.C. Ngôi thứ 3. D. Ngôi thứ nhất và thứ 3.Câu 3. Trong...
Đọc tiếp
Câu 1. Hình ảnh “Mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng tượng trưng cho điều gì?
A. Sự thân thiện của con người với thiên nhiên.
B. Những vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.
C. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
D. Những sóng gió của cuộc đời.
Câu 2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ 2.
C. Ngôi thứ 3. D. Ngôi thứ nhất và thứ 3.
Câu 3. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn Hoàng từ bé đến từ đâu?
A. Trái đất. B. Dải ngân hà.
C. Một hành tinh khác. D. Mặt trăng.
Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản « Bài học đường đời đầu tiên » là ai ?
A. Chị Cốc. B. Dế Mèn.
C. Dế choắt. D. Cả Dế Mèn và Dế choắt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm):
Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
(Trích Lượm - Tố Hữu)
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
b. Ghi lại ít nhất hai từ láy có trong đoạn thơ trên?
c. Khổ thơ thứ hai trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?