Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
biển cho ta cá như lòng mẹ
nuôi lớn đời ta tự thủa nào.
biện pháp so sánh
tác dụng : Cho ta thấy biển giống như ng mẹ
Biện pháp so sánh: Biển cho ta cá như lòng mẹ.
Tác dụng: cho ta thấy được sự gần gũi, tấm lòng yêu thương của biển cả.
Biện pháp nhân hoá: Nuôi lớn ta tự buổi nào.
Tác dụng: ta thấy biển đã cho ta nhiều thứ để ta có thể lớn khôn
ng phần thứ hai của bài thơ nổi bật là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên vùng biển và tư thế của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ. Cảm hứng lãng mạn khiến nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Lướt giữa mây cao với biến bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Hình ảnh con thuyền được miêu tả rất lãng mạn: có thực nhưng lại lẫn vào trong ảo. Với sự tưởng tượng bay bổng, thuyền có người cầm lái là gió trời, cánh buồm là trăng. Thuyền và người hòa nhập vào thiên nhiên, lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng, trời, biển. Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con người lớn ngang tầm vũ trụ và chan hòa với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp. Công việc đánh cá do đó bỗng nhiên trở nên rất thơ mộng. Những hình ảnh này được sáng tạo như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người), biểu hiện niềm say mê, hào hứng và những mơ ước bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
Sự giàu có, đẹp đẽ của biển cả được tác giả miêu tả hết sức duyên dáng, lấp lánh màu sắc như bức tranh sơn mài về một bể cá khống lồ:
Cá nhụ cá chim, cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Huy Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê các loài cá khác nhau: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. Đây đều là những loài cá quý vùng biển nước ta, mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Biển không chỉ giàu mà còn đẹp một cách thơ mộng. Nó lấp lánh, dịu dàng, thanh thoát. Khi ánh trăng chiếu xuống mặt nước, những đàn cá quẫy đuôi khiến ánh trăng như tan đi trong làn nước biển, vẻ đẹp đó hòa cùng với màu sắc của muôn loài cá trên biển. Đặc biệt, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại dương khổng lồ mà tiếng thở của đêm chính là tiếng sóng biển dào dạt. Hơn nữa, sự tưởng tượng của nhà thơ được cắt nghĩa cũng bất ngờ: sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm. Thực ra, đây là hình ảnh đảo ngược vì sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải sao lùa bóng nước. Đó là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh vật thêm sinh động. Tất cả làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động. Cảnh vật thật lung linh và huyền ảo như thế giới thần tiên, cổ tích.
Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nựớc, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ để làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Công việc đánh cá của ngư dân ở đây như một trận đánh hào hùng có sự tham gia của cả thiên nhiên.
Câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động. Trong con mắt và tình cảm của những người dân chài thì biển như lòng mẹ. Biển cả đối với ngư dân trở nên thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi.
Cảnh buông lưới, đợi chờ, ngắm biển đêm, cảnh kéo lưới đều được tác giả hình dung đầy chất thơ:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Công việc đánh cá qua cái nhìn, tưởng tượng cùa nhà thơ tương rằng chỉ đơn giản: dòng thuyền ra khơi, chọn địa điểm, dàn thuyền, buông lưới, chờ đợi, kéo lưới thu hoạch hải sản lên thuyền, trở về. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, Những câu thơ trên tạo nên hình
ảnh người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng. Riêng cảnh kéo lưới đã được tả khá sát thực và cụ thể bằng hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng - kéo hết sức, kéo liền tay để cá không thoát ra ngoài được. Những con cá to nhỏ mắc lưới dính sát nhau như những chùm quả nặng trĩu từ dưới biển sâu để xuống khoang thuyền. Trời vừa sáng thì lưới cá cũng vừa kéo hết lên thuyền. Câu thơ lưới xếp buồm lên đón nắng hồng như tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người như muốn sẻ chia niềm vui với ánh bình minh.
Em tham khảo:
Bài thơ có bốn từ "Hát":
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.
- Hát rằng: các bạc biển Đông….
- Câu hát căng buồm với gió khơi.
Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.
Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.
1. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự thời gian: từ cảnh đoàn thuyền ra khơi đến khi trở về.
2. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
tham khảo
Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.
Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.
Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.
Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.
Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.
Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.
1