K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                           ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆNCâu 1:(8đ)Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu,theo em điều kì diệu ấy được thể hiện như thế nào qua truyện"Cây Bút Thần" và "Bức Tranh Của Em Gái Tôi"-Tạ Duy Anh.Nêu điểm gặp gỡ giữa hai truyện trên.Câu 2:(12đ):Trong bài thơ "Đất" của nhà thơ Trần Đăng Khoa,có viết:                                     ...
Đọc tiếp

                                           ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Câu 1:(8đ)Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu,theo em điều kì diệu ấy được thể hiện như thế nào qua truyện"Cây Bút Thần" và "Bức Tranh Của Em Gái Tôi"-Tạ Duy Anh.Nêu điểm gặp gỡ giữa hai truyện trên.

Câu 2:(12đ):Trong bài thơ "Đất" của nhà thơ Trần Đăng Khoa,có viết:
                                                                             "Đất muốn nói điều chi thế
                                                                          Mà không nói được với người"
Em hãy tưởng tượng và viết lại câu truyện tâm tình của đất nói về niềm vui nỗi buồn của đất.
                              
                                                                      Help me ! Hãy giúp mình

1
25 tháng 4 2018
Hôm nay, vừa làm xong bài toán khó, em ra ghế đá công viên ngồi chơi. Nhữùg làn gió mát dịu thoảng qua hôn lên má em, vuốt tóc em như một người mẹ hiền. Em thấy lòng mình thanh thản hơn. Bỗng em thấy đất dưới chân em như động đậy. Em nghe tiếng của đất muốn tâm tình với em thì phải. Em chăm chú lắng tai nghe. Cô bé ạ! Bây giờ tôi đang buồn lắm: Tôi chảng còn biết tâm sự với ai ngoài cô cả. Tôi sợ mọi người không hiểu được lòng tôi. Cô bé ơi, nỗi buồn đó cứ dày xéo tâm hồn tôi như một hòn đá nặng khiến tôi day dứt mãi. Cô có nhìn thấy quả đồi lớn trước mặt không? Chắc cô cũng tưởng nó ở gần đây phải không? Không phải thế đâu! Nó ở cách xa hàng cây số cơ, người dân ở đó ăn mặc khác cô nhiều. Họ ưa mặc váy dài đến chân. Cả tiếng nói của họ nữa, cũng rất khác. Cô lên đây có lẽ không hiểu họ nói gì đâu. Họ sống rất thanh bình. Hàng ngày, họ làm việc quần quật một nắng hai sương. Họ lên rẫy làm nương. Từ một quả đồi trọc, họ đã biến tôi thành những nương lúa tốt. Từ một vùng đất hoang sơ, họ đã biến tôi thành miền đất chứa đầy hạnh phúc. Chắc cô sẽ nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc từ đây.Nhưng không, có một sự kiện khiến tôi day dứt mãi. Khi đó, nhà nước phát động trồng rừng “Pam”. Nhân dân ở đó cũng hồ hởi khi tham gia chương trình này, cả đến các em học sinh nữa. Họ chia nhau đi tìm cây về trồng. Tôi nhìn họ làm việc mà cũng thấy trong lòng vui biết nhường nào. Chẳng mấy chốc, một nửa quả đồi đã đầy màu xanh. Màu xanh của những cây non, màu xanh của hòa bình tự do. Những người dân vừa làm vừa hát vui vẻ. Họ hát những bài hát về màu xanh, màu vàng. Tôi muốn cười thật to cho thỏa mãn nỗi lòng. Nhưng tôi sợ mọi người ngạc nhiên sẽ cản trở công việc, cho nên tôi chỉ cười một mình mà thôi. Cô biết lúc đó tôi vui như thế nào không? Chắc hẳn cô không thể nói ra đâu vì chính tôi, tôi cũng không biết sẽ nói như thế nào nữa, một niềm vui thật khó tả, chứ không như bây giờ đâu cô bé ạ! Hai năm sau, rừng cây đã tươi tốt. Ngày ngày, chim chóc ríu rít chơi với nhau trên cành cây, hót véo von nghe như một bản nhạc rừng vui tai. Bỗng từ phía đầu rừng, có một người đi đến, trên tay cầm một bao diêm và một lọ gì đó. Cô bé ơi, cô có biết không? Nỗi buồn day dứt của tôi cũng có lẽ bắt đầu từ đây. Nghĩ lại tôi càng thấy căm thù gã đó. Nhìn vẻ mặt của gã, tôi đã thấy một điều gì đó không lành rồi. Gã thu gom lá cây khô lại thành một đống to, rồi gã dùng cái lọ có đựng nước ban nãy dổ lên các cành cây, đổ xuống đống lá khô và đổ té tát xuống tôi. Thứ nước đó thấm vào lòng tôi. Trời ơi! Đắng quá. Đó không phải là thứ rượu vang trắng mà người dân lành cho tôi và những cây non mà nó là một thứ nước đáng sợ. Chúng tôi muốn gọi người đến cứu giúp. Nhưng mà, trời ơi! Người dân ở đây sao không đến? Có lẽ họ không hiểu được tiếng nói của chúng tôi đâu. Lúc đó, tôi cầu mong ông trời sẽ cho tôi tiếng nói của con người để tôi gọi người dân ở đây đến. Nhưng đã muộn rồi, một ngọn lửa hiện ra từ đống lá khô rồi bùng lẽn cao. Cả đám lá khô cháy rực lên. Lửa lan dần, lan dần và tỏa ra khắp khu rừng. Lưỡi lửa liếm dần từng gốc cây đến ngọn cây. Cả khu rừng kêu thất thanh. Tiếng kêu cứu lúc đầu còn to, càng về sau càng nhỏ dần, nhỏ dần. Chim chóc bay nháo nhác. Chỉ mấy phút sau, ngọn lửa giận dữ đã lan tỏa khắp khu rừng, cả khu rừng đã chìm trong biển lửa đỏ. Tôi đau đớn vô cùng. Hỡi ôi! Sao mà tàn nhẫn thế! Đất đây, cây đây, chúng tôi có tội tình gì mà con người nỡ hành hạ? Chẳng lẽ họ không hề biết rằng kết quả sẽ ra sao ư? Những trận mưa to sẽ đổ xuống, nước sẽ ào ào chảy, sẽ cuốn phăng những ngôi nhà của họ vì không có rừng cây bảo vệ. Đó, cô có nhìn thấy không, thân cây đang gục ngã đó. Còn đâu vùng đất xanh tươi đẹp giàu nữa! Tôi cầu xin cô hãy chặn bàn tay phá hoại cây rừng, đừng để chúng tôi phải đau khổ. Thế rồi, mặt đất bỗng im lặng. Một giọt nước rơi xuống tay em, rồi hai giọt, rồi nhiều dần. Mưa lã chã rơi. Hình như bây giờ ông trời mới thấu hiểu nỗi buồn của đất, nhưng đã muộn rồi. Em lủi thủi đi về nhà dưới trời mưa. Chợt nhớ tới lời nói của đất, em mong sao có một lời khuyên nhủ với những người đốt rừng kia để họ có thể hiểu ra sai lầm của mình và sửa chữa nhanh chóng cho đất đỡ buồn.
23 tháng 10 2021

Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Chúng ta thấy được tình yêu thương, cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em mà nhà thơ muốn gửi gắm.

ko bt là đúng

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

Bình luận và chấm điểm cho bài văn tả mẹ của mình nha !Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới...
Đọc tiếp

Bình luận và chấm điểm cho bài văn tả mẹ của mình nha !

Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :

+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !

Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới như vầy là biển cả.Và mẹ em cũng như vậy đấy !

Mẹ em năm nay cũng đã ba mươi bảy rồi.Nước da không còn trắng mịn nữa, giờ đây nó chỉ ngăm màu bánh mật. Với dáng cao cao, thon gọn rất hợp với trang phục bộ ở nhà kèm theo một cái tạp dề trông rất xinh. Nhìn vậy thì ai cũng tưởng mẹ là một nội trợ đảm đang, hiền lành.Nhưng thật ra, mẹ luôn bận bịu với nghề giáo viên nhưng cũng chăm sóc gia đình chu đáo.

Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan xinh xắn, khi cười trông khuôn mặt càng dễ thương, đẹp đẽ và trìu mến.Nét trìu mến mà mẹ có được là nhờ mẹ có đôi mắt thu hút lòng người.Đôi mắt ấy không có gì đặc biệt, lúc nào đôi mắt ấy cũng nhìn thẳng, thể hiện sự trung thực, thu hút người khác. Với đôi chân mày rậm cũng làm nổi bật cho đôi mắt ấy. Dưới cặp mắt xinh xắn là chiếc mũi cao cao, dọc dừa cùng với miệng cười tươi của mẹ.Đôi môi thâm, phai màu theo năm tháng.Khi mẹ cười, lộ hàm răng trắng và đều như hàng hạt bắp.Trông những chi tiết đẹp đẽ ấy làm mẹ em thêm xinh xắn.

Mẹ yêu thương em, luôn chăm sóc việc nhà, lại dạy em nhỏ đọc chữ, viết bài vào mỗi tối vì em cũng lớn nên em đã tự có ý thức học bài rồi không kèm em học nữa.Hồi đó em đang học lớp 1, mẹ luôn kèm em mỗi tối để em học được như hôm nay. Em nhớ một lần, hồi lớp 1 nên còn rất nhỏ, lúc đó mưa to lắm, lại gần thi kì II rồi mà em vẫn ham chơi. Trời mưa thuận lợi cho trò tắm mưa vui vẻ của em và nhỏ bạn. Chúng em chạy qua chạy lại, nước mưa thấm đầu, thấm quần áo mà chưa chịu vào đâu, lại tạt nước nhau nữa. Về nhà, mẹ đánh em quá trời, em buồn hiu nhưng vẫn khăng khăng là mình đúng nhưng sợ mẹ nên em đâu dám nói. Đến ngày mai, vì chơi nước nên em đã bị cảm, sốt 42 độ. Đã gần thi rồi mà lại bệnh thì sao được.Mỗi ngày lúc đó, mẹ đều chăm sóc em chu đáo, còn vào lớp xin bài mà cô dạy học sinh mà em đã nghĩ đễ giảng dạy và làm bài tập để em làm được bài trong kì thi.Lúc đó em mới hiểu được tình yêu mẹ dành cho em như thế nào. Em rất muốn nói một lời xin lỗi với mẹ trong lúc đó nhưng không dám, đành để nó bây giờ phai đi như một kỉ niệm nhỏ.

Tình cảm mẹ dành cho em luôn sâu sắc và không bao giờ thay đổi cả. Em sẽ cố gắng học tốt để làm mẹ vui lòng, không phụ lòng mẹ dành cho em như cô từng nói : Trong tất cả kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất.Mẹ à, con yêu mẹ nhiều lắm !

 

40
20 tháng 4 2016

icon-chat

18 tháng 4 2016

Bài văn viết có cảm xúc, biết miêu tả hình ảnh, nét đặc trưng của người mẹ lồng vs 1 kỉ niệm nào đó. Nhưng đoạn " sốt 42 độ" thì ko cần phải ghi

Chấm điểm: 8,5

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết

1
10 tháng 2 2017

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

12 tháng 7 2018

ai tích mình mình tích lại cho

24 tháng 4 2019

Nhớ đọc kĩ các điều kiện mìk đặt ra, tránh bị lạc đề mà không được điểm.  Các bạn chép văn mẫu cũng dc nhưng dung lượng phải dc đáp ứng: ko quá 1 mặt giấy thi 

14 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu 
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng

Từ lâu, trâu đã trở thành người bạn thân thiết của dân tộcViệt Nam ta.Cứ mỗi lần về quê, đi qua những cánh đồng mênh mông dưới bầu trờixanh thẳm, ta lại bắt gặp những chú trâu với bộ lông đen óng đang lụi cụi gặmcỏ hay đang bước lững thững cùng chủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Tuy nhìnmập mạp, chậm chạp thế ấy nhưng nhờ có chúng, ta mới có được từng bát cơm, bátgạo hằng ngày.

Nguồn gốc con trâu là cả một câu chuyện cổ tích không biếtcó từ bao giờ và được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. Chuyện kể rằng : “Từ xa xưa,vào thuở khai thiên lập địa, dưới trần gian chưa có ngũ cốc nêncon người phải ăn thịt cầm thú. Ngọc Hoàng biết vậy bèn tập hợp các vị thầntiên lại, phái người đem những hạt giống có thể tạo ra ngũ cốc để cứu giúp trầngian. Một vị thần tên Kim Quang đứng lên xin nhận trọng trách này. Ngọc Hoàngvui vẻ hướng dẫn ông cách trồng hạt giống này. Nhưng rủi thay, khi xuống đếntrần gian thì tiên ông Kim Quang đã mệt. Ông liền đánh một giấc dài và quên luônlời Ngọc Hoàng căn dặn. Hạt giống không được trồng đúng nên mọc thành cỏ. Loàingười vẫn đói khổ. Ngọc Hoàng nổi giận đày ông xuống trần gian làm kiếp trâu đểgặm cỏ nhằm chuộc lại lỗi lầm xưa. Đến khi nào gặm hết cỏ thế gian ông mới đượctrở về trời. Nhưng, hạt giống cỏ lan đi khắp nơi. Đến giờ, ông vẫn chưa gặm hếtnên vẫn phải đội lốt con trâu.”

Chuyện xưa là thế, nhưng theo các nhà khoa học thì trâucó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổtiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm,hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đãthuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết sănbắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen vớilớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áochoàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có mộtcái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi vàmuỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nógiúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thểnhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôisừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻthù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậymà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểungủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

Tuy chỉ ăn cỏ nhưng chúng rất nặng kí đấy nhé.Trâu đực thìnặng từ 400-450kg, còn trâu cái thì nặng từ 350-400kg, nghé sinh ra nhỏ nên chỉnặng từ 22-25kg.Ba tuổi là chúng đã có thể đẻ được lứa đầu. Bọn nghé trông rấtdễ thương.Chúng bú sữa, chạy quanh quẩn bên chân mẹ và thỉnh thoảng lại kêu lên“nghé ọ”.

Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nôngdân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phảilàm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa,trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạtlúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu,mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu làđầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đờisống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu cadao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức mónthịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biếnđược rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữacho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt.Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép,túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặttrống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và cáclễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phânbón rất tốt cho cây trồng.

Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạonên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạnthân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơGiang Namtrong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi,thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả:các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vivu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhânđưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tôngtrong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng cóthể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu,vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúctrâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâuthì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tônvinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linhthiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lạitổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít ngườibiết về sự tích sông Kim Ngưu…

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúanước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật củangười nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên nhữngcánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quenthuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đãgiữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.