Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình ảnh " bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" trong bài thơ Tiểu đội xe ko kính gợi cho em nhớ đến câu thơ " Thương nhau nắm lấy bàn tay " trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
- Họ cũng sát cùng bên nhau, bên những người đồng đội để cùng chiến đấu dũng cảm. Nếu trong “Đồng chí” là:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính hình ảnh đó đã trở nên thân quen:
“Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy.
Dù có những điểm giống và khác nhau rõ rệt nhưng điều đó càng khiến những người lính cụ Hồ hiện lên qua nhiều màu vẻ, sinh động và gần gũi. Điều đó trước hết giúp người đọc càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của nhân dân gửi gắm nơi họ. Ở các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Không chỉ vậy, những nét khác biệt còn thể hiện từng phong cách riêng của mỗi tác giả trong phương thức thể hiện. Điều đó làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà.
- Giống nhau:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.
+ Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.
- Khác nhau:
+ Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ: "họp thành", "gặp", "bắt tay" và trong các câu trong khổ thơ sau:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".
không biết có đúng ko. mk nghĩ vậy thôi nha! ko chắc là đúng đâu
a) câu thơ đó gợi cho ta nhớ tới câu thơ:
" Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
của nhà thơ chính hữu trong chương trình ngữ văn 9
b) giống: sự thiếu thốn của cuộc đời người lính
nói về sự thân thiết giữa các đồng chí
khác: trong 'bài thơ về tiểu đội xe không kính những người kính' đang làm việc còn trong bài 'đồng chí' những người lính đang nghỉ ngơi
=> tác giả muốn nói: tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta rất quyết liệt. điển hình là những người lính. dù sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn nhưng những người lính vẫn lạc quan, không sợ vất vả. họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, chia ngọt sẻ bùi, chia sẻ niềm vui trong cuộc sống, họ truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu để dành lại tự do cho quê hương đất nước.
Trong bài thơ ' bài thơ về tiểu đội xe không kính ' :
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
a) Câu thơ đó gợi nhớ tới câu thơ nào trong chương trình ngữ văn 9.
=> Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
b) Chỉ ra điểm giống và khác trong miêu tả cảm xúc của người lính ? Miêu tả 2 động tác ấy tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội ?
- Giống nhau: Sự gắn bó thân thiết, đồng cam cộng khổ giữa những người lính.
- Khác nhau:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Tinh thần sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
+ Đồng chí: Tràn ngập tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng.
=> Qua đó, tác giả cho thấy vẻ đẹp của những người lính cách mạng: sẵn sàng vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ; tinh thần lạc quan, tự tin; họ coi nhau như anh em, gia đình ---> Cuộc sống ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
=> Chỉ là một cử chỉ "bắt tay" nhưng đã truyền cho nhau cả tâm hồn, hơi ấm và sức mạnh để chiến đấu giải phóng dân tộc.