Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.
- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
* Duyên cớ
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
b. Phát biểu ý kiến về nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”
* Phát biểu ý kiến:
“Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác.
* Chứng minh nhận định
- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc:
+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.
+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.
* Ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xco-va (từ tháng 6-1941 đến tháng 10-1941)
+ Cuối năm 1941, quân Đức mở hai cuộc tấn công mãnh liệt vào Mat xco va hòng kết thúc chiến tranh, nhưng đã bị quân và dân Liên Xô bẻ gãy.
+ Trong mùa đông năm 1941, Hồng quân Liên xô do tướng Giu - cốp chỉ huy đã phản công đẩy lùi quân địch cách xa thủ đô hàng trăm kilomet.
Ý nghĩa: Chiến thắng Mat-xco-va đánh dấu sự thiệt hại nặng của đạo quân trung tâm, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.
- Chiến thắng Xta-lin-grat (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943)
Trong trận Xta lin grat, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lut chỉ huy.
Ý nghĩa: Trận phản công tại Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của Chiến tranh thế giới thứ hai: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh. Kể từ đây, Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận.
- Chiến thắng trận tấn công Béc-lin (từ 16-4 đến 2-5-1945)
+ Trận tấn công Béc lin diễn ra vô cùng ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của một triệu quân phát xít. Ngày 30-4-1945, Hồng quân cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Hít - le tự sát dưới hầm chỉ huy.
+ Ngày 2-5, Béc linh treo cờ trắng đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức tại Italian cũng đầu hàng.
+ Ngày 9-5-1945, nước Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh đã chấm dứt ở Châu Âu.
Ý nghĩa: Chiến tranh Béc lin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức, buộc phát xít Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. |
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
Trong những năm 1918-1939 chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1918 - 1923 :
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921.
* Cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
* Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định.
- Giai đoạn 1924 - 1929 :
* Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.
* Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.
- Giai đoạn 1929 - 1939 :
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.
* Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập ( khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản và khối Anh - Pháp - Mĩ ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939
a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
- Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.
b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?
* Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.
* Chứng minh nhận định
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít.
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng.
- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
=> Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.
Trong phong trào cách mạng (1918-1923), các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước, như ở Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…
Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.
Với những nỗ lực của Lê-nin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, Đại hội thành lập Quốc tế CỘng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được tiến hành tại Mát-x cơ-va tháng 3-1919. Trong thời gian tồn tại, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
Đại hội II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lê-nin khởi thảo.
Tại Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới.
Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong những năm 1936-1939 là sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936. Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận Nhân dân đã được bảo vệ nền dân chủ, đưa Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
Ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân cũng giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2-1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân được thành lập. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng ngày càng lớn của những người cộng sản trong Chính phủ và các biện pháp cải cách tiến bộ, các nước đế quốc đã tăng cường giúp đỡ thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu gây nội chiến nhằm thủ tiêu nền cộng hòa.
Cuốc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936-1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 35 000 chiến sĩ từ 53 quốc gia trên thế giới đã tình nguyện chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng quá chênh lệch, do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.
Đây là câu hỏi mang tính khái quát, nếu các em trình bày theo từng nước một thì nó sẽ dời dạc và người đọc không nhìn thấy được mỗi giai đoạn phát triển và đặc trưng của từng giai đoạn ấy là gì.
Từ những nội dung nhỏ lẻ đó, các em hãy khái quát lại thành từng giai đoạn nhé.
Chúc các em học tốt!
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước phương Tây, năm 1944, 1945 nhân dân các quốc gia Đông Âu đã phối hợp với Hồng quân Xô viết tiêu diệt phát xít giành chính quyền và thành lập nhà nước dân chủ.
Sau khi được giải phóng, các nước Đông Âu tiến hành cải cách dân chủ dưới những hình thức như cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản. Đến năm 1949, các nước Đông Âu đều hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu xây dựng CNXH.
Từ năm 1950 – 1970, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm trong tình hình khó khăn, phức tạp.
Các nước Đông Âu xây dựng nền công nghiệp, điện khí hóa toàn quốc, trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển đã giúp các nước nghèo, nước XHCN Đông Âu thành các quốc gia công – nông nghiệp.
- Đầu tháng 8/1914: phe Liêm Minh tuyên chiến với phe Hiệp Ước.
- 9/1914: Pháp pahnr công thắng lợi.
- 1915: phe Liên Minh tấn công Nga, Hai bên ở thế cẩm cự.
- 1916: đức tấn công Pháp nhueng thất bại.
- Cuối 1916: phe Liên Minh chuyển từ thế phản công sang phòng ngự.
-phe Liên Minh chiếm ưu thế.
+ 3/8/1914, Đức đánh Bỉ rồi thọc sang Pháp, dự dịnh đánh bại Pháp, dự định đánh bại Pháp một cách chóp nhón.
+Đầu 9/1914, quân Pháp phản công, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức bị tan rã.
+1915, Đức, Aó-Hung, tấn công Nga, hai bên ở thế cầm cự và đều bị thiết hại nặng.
-Từ tháng 2-tháng 12- 1916, Đức tấn công Vác-đoong của Pháp nhưng không dành được thắng lợi.Từ cuối 1916, quân Đức chuyển sang thế phòng ngự.
Đệ nhị thế chiến là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng nguời và phá hoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó. Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là:
Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
Phát triển kỹ thuật: Trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, sự tiến triển rất nhanh chóng vì chiến trường có nhu cầu cải tiến kỹ thuật. Diễn tiến này có rất rõ trong trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, từ máy bay đến xe cộ và máy tính.
Bom nguyên tử: Đệ nhị thế chiến đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.
Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã trở thành chiến tranh đầu tiên phổ biến cách chiến tranh tổng lực (strategic warfare). Chiến tranh nay không những chỉ là để đánh bại quân địch và chia cắt vật chất, mà còn phải tấn công thẳng vào các khu vực người ở và công nghiệp để phá hủy khả năng sản xuất và ý chí của địch.
Kháng cự của người dân: Chiến tranh du kích không phải mới, nhưng trong hầu hết các nước bị quân địch chiếm giữ (đặc biệt là bởi Đức và Nhật), có các phong trào kháng chiến được nổi dậy. Trong khi các phong trào này thường không tự giải phóng đất nước, họ đã làm quân đóng chiếm hao tổn công sức và lãnh thổ không bao giờ bị chiếm giữ toàn bộ. Việc này đã chứng minh rằng việc chinh phục và lôi cuốn một giống người không bằng lòng bằng vũ lực là một chuyện không thực tế.
Đệ nhị thế chiến là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng nguời và phá hoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó. Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là:
Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
Phát triển kỹ thuật: Trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, sự tiến triển rất nhanh chóng vì chiến trường có nhu cầu cải tiến kỹ thuật. Diễn tiến này có rất rõ trong trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, từ máy bay đến xe cộ và máy tính.
Bom nguyên tử: Đệ nhị thế chiến đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.
Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã trở thành chiến tranh đầu tiên phổ biến cách chiến tranh tổng lực (strategic warfare). Chiến tranh nay không những chỉ là để đánh bại quân địch và chia cắt vật chất, mà còn phải tấn công thẳng vào các khu vực người ở và công nghiệp để phá hủy khả năng sản xuất và ý chí của địch.
Kháng cự của người dân: Chiến tranh du kích không phải mới, nhưng trong hầu hết các nước bị quân địch chiếm giữ (đặc biệt là bởi Đức và Nhật), có các phong trào kháng chiến được nổi dậy. Trong khi các phong trào này thường không tự giải phóng đất nước, họ đã làm quân đóng chiếm hao tổn công sức và lãnh thổ không bao giờ bị chiếm giữ toàn bộ. Việc này đã chứng minh rằng việc chinh phục và lôi cuốn một giống người không bằng lòng bằng vũ lực là một chuyện không thực tế.