K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2016

+ ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta:

- Nằm ở gần trung tâm ĐN á, phía đông bán đảo Đông Dương, nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo nên tạo ra sự khác nhau của địa hình.

- Nằm ở khu vực châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên sự phân hóa của khí hậu, dẫn đến sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. 

- Phía đông giáp biển với diên tích vùng biển lớn đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo đông tây.                                                            

- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ dài 15 VT tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo hướng bắc- nam

- Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật nên sinh vật nước ta đa dạng và có sự phân hóa.                                                      

19 tháng 9 2016

nêu đặc điểm các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982

 

9 tháng 10 2018

Gợi ý làm bài

a) Ý nghĩa của tăng trưởng tổng sân phẩm trong nưâc

Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta.

- Tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyêt việc làm, xóa đói, giảm nghèo...

b) Thành tựu về tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

- Từ 1990 đến năm 2005, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân hơn 7,2%. Việt Nam đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và châu Á. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,4% đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

- Nông nghiệp:

+ An toàn lương thực đã được khẳng định. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển với tốc độ nhanh.

- Công nghiệp:

+ Đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Từ 1991 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân trên 14%/năm.

+ Những sản phẩm công nghiệp quan trọng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư nhìn chung đều tăng cả về số lượng cũng như chất lượng.

+ Sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên.

c) Những hạn chế

- Nền kinh tế chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Hiệu quâ kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

13 tháng 2 2016

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta vì :

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long,..)

- Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông ( 15.2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ  phát triển kinh tế cao nhất cả nước

- Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự tăng động trong cơ chế thị trường...)

b) Định hướng phát triển vùng

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, hình thành các khu công nghiệp tập trung

- Tiếp tục đẩy mạnh các ngành dịch vụ (thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch..)

 

12 tháng 8 2019

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Átlat địa lí Việt Nam trang 17, giai đoạn 2000 -2007, GDP của nước ta tăng gần 2,6 lần.

Cách tính: GDP năm 2007 là 1143,7 nghìn tỉ đồng và năm 2000 là 441,6 nghìn tỉ đồng; tăng gấp = GDP 2007/GDP 2000 = 1143,7/441,6 = 2,6 lần.

Đáp án: B

26 tháng 4 2019

Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm nhưng không ổn định. Cao nhất ở năm 2007, thấp nhất vào năm 2009 => A, B, D đúng và C sai.

Chọn: C.

23 tháng 8 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2010 - 2014 là thấp và không ổn định vì tốc độ tăng trưởng luôn dưới 5% và tăng giảm không đều qua các năm => Chọn đáp án A

8 tháng 10 2019

Nhận định không chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP nước ta 1986-2015 là Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta tăng đều qua các năm vì từ 1986 đến 2015, tốc độ tăng trưởng GDP còn biến động qua các giai đoạn. Ví dụ 1986-1991 tốc độ tăng trưởng GDP là 4,7%; giai đoạn 1992-1997 tăng lên 8,8% nhưng đến 1998-2001 lại giảm còn 6,1%...

=> Chọn đáp án C

3 tháng 2 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho dễ nhận thấy Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta biến động qua các giai đoạn chứ không tăng đều qua các năm

=> Nhận xét không đúng là B. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta tăng đều qua các năm => Chọn đáp án B

4 tháng 7 2019

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét chưa đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga trong giai đoạn 1998 - 2005 là sau năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục. Vì sau năm 2003 (7,3%) tốc độ tăng GDP của Liên Bang Nga giảm liên tục từ 7,3% năm 2003 còn 7,2% năm 2004 và còn 6,4 năm 2005 => Chọn đáp án D