Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Chuyến hành trình xuyên không về Trung Hoa cổ đại quả là thú vị và mới mẻ, xa xa là những cung điện cổ được xây dựng một cách tỉ mỉ, công phu,khung cảnh nên thơ, hữu tình. Từ chuyến đi này em mới thấy được Trung Quốc thời kì trung cổ có rất nhiều thành tựu văn hoá khiến em rất ngưỡng mộ, tiêu biểu ở đây người Trung Quốc cổ đại đã biết sáng tạo chữ viết riêng từ rất sớm, bao gồm chữ khắc trên mai rùa, xương thủ; khắc trên đồ đồng; khắc trên đá; khắc trên thẻ tre, trúc…những sản phẩm trí tuệ này sự lao động sáng tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Trung Hoa cổ đại đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.
* Nội chiến Trịnh – Nguyễn:
- Trịnh Kiểm muốn thâu tóm mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.
- Nguyễn Hoàng vào trấn giữ ở Thuận Hóa.
- Sau 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lãnh làm Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (từ đèo Hải vân đến đèo Cù Mông). Dần dần khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
- Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), hai họ Trịnh – Nguyễn giao chiến 7 lần, làm cho đất nước tương tàn.
* Sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài
- Vùng đất từ sông Gianh, Lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê – Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
- Vùng Thuận Quảng phía Nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn.
- Những chuyển biến về kinh tế:
+ Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.
+ Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.
+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
- Những chuyến biến về xã hội:
+ Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.
+ Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.
+ Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.
- Kết luận:
+ Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.
+ Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.