K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2021

Em vào đây tham khảo nhé:

Nguồn gốc người Việt – Wikipedia tiếng Việt

23 tháng 7 2021

Nguồn gốc người Việt là một vấn đề nóng hổi ở mọi thời điểm lịch sử. Người Việt đến từ đâu luôn là câu hỏi mang tính triết học, xuất phát từ một câu hỏi lớn hơn: ta là ai, ta từ đâu tới, và ta sẽ đi về đâu? Bài viết này sẽ không thảo luận về các câu trả lời nào là đúng hay sai, chính xác hay không chính xác, khoa học hay không khoa học mà trình bày các kiến giải khác nhau về nguồn gốc người Việt như là một tham số khả biến trong hoạt động tri nhận của con người, cố gắng lý giải vì sao người ta lại đặt ra câu hỏi ấy, những bối cảnh lịch sử - văn hóa của các câu hỏi - và cả câu trả lời, cũng như bối cảnh tri thức, động lực chính trị và nền tảng khoa học của các phương thức được sử dụng để giải quyết.

18 tháng 10 2021
Ngẫm câu nói của Người
 
Cha ông xưa đã dạy: “Con người có tổ, có tông - Như cây có cội như sông có nguồn”. Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là “lịch sử nước nhà”. Tiếp nối truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ấy được Bác viết trong cuốn “Lịch sử nước ta” (1942) với tổng thể 208 câu thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc, đã tóm lược trên 30 mốc quan trọng trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết quá khứ” để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc… để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.
“Biết sử ta” không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiến hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Có nghĩa là phải biết đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc. Khi ta thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong ta, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh trong ta và ta càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó, mà có giá trị muôn đời.
Suy ra trách nhiệm của chúng ta
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà không chỉ để biết, mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu truyền giáo lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc học và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Hiện nay, tình trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc truyền giảng. Do đó, chất lượng dạy học và thi đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến: Nhiều bạn trẻ tỏ ra thờ ơ với môn lịch sử, dẫn đến không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai các dấu mốc, sự kiện; từ đó không ham thích, không hứng thú với môn học này… Thực ra, nắm vững lịch sử dân tộc sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với chặng đường đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu, nước mắt của ông cha. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, trân trọng giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền độc lập dân tộc.
ĐVTN tỉnh nhà thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM).Đối với đoàn viên thanh niên không còn ngồi trên ghế nhà trường, thì trách nhiệm của chúng ta càng phải cao hơn đối với lịch sử nước nhà. Chúng ta không chỉ “ôn cố tri tân” lịch sử mà còn có trách nhiệm viết tiếp trang sử nước nhà. Viết bằng cách nào? Viết như thế nào? Đó là hai câu hỏi chúng ta phải đặt ra. Đáp án cho câu hỏi “viết bằng cách nào” chính là hãy sống và làm việc với một tinh thần dân tộc, vì quê hương, vì đất nước. Con người Việt Nam vốn nổi tiếng với những phẩm chất truyền thống quý báu: Giàu lòng yêu nước, cần cù, đoàn kết, thủy chung, hiếu học… đã tạo nên lịch sử và bản chất tuyệt vời của con người Việt Nam. Là thế hệ trẻ, chúng ta phải sống, học tập, làm việc và cống hiến xứng đáng với những phẩm chất, truyền thống, tinh thần dân tộc cao quý ấy. “Viết như thế nào”, hãy thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể nhất. Qua kết quả hành động và việc làm mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, có động lực dựng xây. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại và phát triển dày thêm những trang mới.
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, xác định việc chung tay xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp là nhiệm vụ của chúng ta. Hàng loạt các địa danh, di tích, chứng tích lịch sử như: Phú Riềng Đỏ (Bù Gia Mập), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Nhà giao tế Lộc Ninh, nhà tù núi Bà Rá (Phước Long)… đã khẳng định những dấu mốc lịch sử vang dội trên mảnh đất Bình Phước anh hùng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân dân Bình Phước đã cùng miền Nam và cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vô cùng cam go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, góp phần giải phóng nước nhà.
Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của đoàn viên, thanh thiếu nhi, là cách để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc.
18 tháng 10 2021

"Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", câu thơ của Hồ chủ tịch đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng mỗi người. Trước hết, đó là lời nhắc nhở chân tình về ý thức, trách nhiệm tìm hiểu quá khứ của mỗi người con Việt Nam. Sử ấy chính là quá khứ 4000 năm đã qua với bao gian khó từ ngày đầu dựng nước của vua Hùng đến những ngày tháng đánh Mỹ ác liệt. Nền hòa bình ngày hôm nay được dựng xây từ máu xương cha ông, mỗi tất đấc Việt Nam đều do các thế hệ- những con người của lịch sử khai phá. Chúng ta là thế hệ được tận hưởng thành quả, vậy hãy sống sao cho đúng với những đóng góp lịch sử đem lại. Có người phản bác, họ sống cho hiện tại chứ không cần lưu giữ quá khứ- đáng buồn thay những nếp suy nghĩ sai lệch ấy! Tri thức và giáo dục sẽ trở thành người bạn giúp ta nhìn nhận giá trị tốt đẹp của cuộc đời và thái độ trân trọng với quá khứ không bao giờ được phép mất đi. Cuộc sống và con người của hôm nay đã được tạo dựng từ lịch sử, từ gốc tích ấy. Hơn cả trách nhiệm tìm hiểu về gốc tích Việt Nam, đó là sự tự hào và niềm kính yêu. Tình yêu tổ quốc chẳng cần tiền bạc vật chất lớn lao, bạn yêu thì hãy trân trọng, hãy hiểu biết lịch sử dân tộc để không ngượng ngùng khi nói: Tôi là con Rồng cháu Tiên. 

13 tháng 11 2021

Nghề sản xuất chính

- Nông nghiệp trồng lúa nước…

Ăn

- Đồ ăn chính hằng ngày là: gạo nếp, gạo tẻ, rau, thịt, cá, ốc…

- Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…

Mặc (trang phục)

- Ngày thường: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

- Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).

Phương tiện đi lại trên sông

- Ghe, thuyền là phương tiện chủ yếu.

Lễ hội

- Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. 

- Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức.

Phong tục, tập quán

- Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

Tín ngưỡng

- Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, Mặt Trời…).

- Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

29 tháng 10 2023

also

21 tháng 1 2023

Đời sống vật chất:

-Cải tiến về nâng cao năng suất

-Biết trồng trọt; chăn nuôi

-Sống trong các hang động...

Tinh thần:

-Biết làm đồ trang sức,có tục chôn ngời chết,...

@Taoyewmay

28 tháng 1 2023

Đời sống vật chất:

-Cải tiến về nâng cao năng suất

-Biết trồng trọt; chăn nuôi

-Sống trong các hang động...

Tinh thần:

-Biết làm đồ trang sức,có tục chôn ngời chết,...

@Taoyewmay

15 tháng 4 2023

nhanh nha, ai đúng và nhanh mik tick cho

 

15 tháng 4 2023

+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

     - Làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy. Hiện nay tục ăn trầu vẫn còn nhưng không phổ biến, trầu cau vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa trong lễ cưới hỏi.

12 tháng 3 2022

 Tham khảo

Mục 1

1. Chế độ cai trị

a) Tổ chức bộ máy cai trị

- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (áp dụng hình thức trực trị).

- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

=> Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.

b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

 

Mục 2

2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội

a) Về kinh tế

* Trong nông nghiệp:

- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

- Thủy lợi được mở mang.

* Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

- Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.

- Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

- Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành. 

=> Năng suất lúa tăng hơn trước.

b) Về văn hóa - xã hội

* Về văn hóa:

- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.

- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.

=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.

* Về xã hội có chuyển biến:

- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).

=> Đấu tranh chống đô hộ.

- Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/che-do-cai-tri-cua-cac-trieu-dai-phong-kien-c85a12006.html#ixzz7NH8E382R

12 tháng 3 2022

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).

+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

- Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.

+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.

+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.

+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.

24 tháng 12 2020

* Những nét mới về công cụ sản xuất:

- Về loại hình công cụ: có hình dáng cân xứng hơn, nhiều hình dáng và kích cỡ.

- Về kĩ thuật mài: công cụ được mài rộng hơn (trước đây chỉ mãi lưỡi), nhẵn và sắc hơn.

- Về kĩ thuật làm đồ gốm: đẹp, tinh xảo hơn, in hoa văn hình chữ S nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau,... ⟹ thể hiện một trình độ tay nghề cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy.

- Về nguyên liệu làm công cụ: đa dạng như đá, gỗ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.

* Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng:

- Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

Bạn tham khảo nha 

Minh thân mến

Dạo này cậu như thế nào? Học tập có tốt không? Từ ngày cậu đi nước ngoài mình và các bạn đều nhớ cậu nhiều. Chúng mình được học thêm rất nhiều bài học bổ ích. Như tiết lịch sử tuần trước, chúng mình học về nguồn gốc lịch sử của xã hội nguyên thủy. Đó thực sự là tiết học vô cùng thú vị và bổ ích. Mình và các bạn được tìm hiểu về nguồn gốc hình thành con người. Hóa ra chúng ta đều do một loài vượn cổ tiến hóa. Trải qua hàng triệu năm dần dần tiến hóa, trút bỏ lớp lông thú dần dần phát triển thành người tối cổ. Người tối cổ sống ở các hang động giống như nơi mà mùa hè năm ngoái chúng mình đi tham quan đó. Họ biết lấy đá để ghè, mài thành công cụ lao động, săn bắt. Những bộ quần áo họ mặc đều được làm từ vỏ cây và quần áo da thú. Dần dần từ người tối cổ, họ phát tiến hóa thành người tinh khôn, phát triển trí óc vượt trội Thật bất ngời đúng không nào. Ở Việt Nam phát hiện ra rất nhiều nơi mà người nguyên thủy sinh sống như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Ninh,...

Qủa thật thế giới xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều mà chúng ta không ngờ tới. Thôi mình dừng bút tại đây, lần sau nếu học thêm được điều thú vị gì nữa mình sẽ viết thư kể cho cậu nghe tiếp nhé

Nhớ cậu nhiều

bạn tham khảo:

...thân mến!

Những ngày nay bạn như thế nào? Học có tốt không? Từ ngày bạn đi nước ngoài, tôi và bạn bè đã rất nhớ bạn. Chúng tôi đã học được nhiều bài học hữu ích. Giống như lớp học lịch sử tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của các xã hội nguyên thủy. Đây là một khóa học rất thú vị và hữu ích. Tôi và những người bạn đã tìm hiểu về nguồn gốc hình thành loài người. Hóa ra tất cả chúng ta đều tiến hóa từ loài vượn cổ đại. Sau hàng triệu năm tiến hóa dần dần, bộ lông rụng dần phát triển thành người cổ đại. Người cổ đại sống trong các hang động, giống như hang động mà chúng tôi đã đến thăm vào mùa hè năm ngoái. Họ biết mài đá, mài thành công cụ lao động, săn bắn. Quần áo họ mặc được làm bằng vỏ cây và da động vật. Dần dần, họ tiến hóa từ người xưa thành những người thông minh và phát triển trí óc xuất chúng. Thật kỳ lạ phải không. Nhiều người nguyên thủy đã được tìm thấy ở Việt Nam như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Ninh, ...

Quả thật thế giới xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều mà chúng ta không ngờ tới. Thôi mình dừng bút tại đây, lần sau nếu học thêm được điều thú vị gì nữa mình sẽ viết thư kể cho cậu nghe tiếp nhé.

   Kí tên

Chúc bạn học tốt

13 tháng 3 2022

Chính quyền bắt dân ta học chữ Hán và viết chữ Hán

13 tháng 3 2022

B