K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021

Tham khảo:

Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương :

- Vị trí : Châu Đại Dương được bao bọc bởi Thái Bình Dương và một phần Ấn Độ Dương.

- Địa hình : Địa hình gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo : Mi-crô-nê-di, Mê-la-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu Di-len.   

- Khí hậu :

+ Ở các đảo và quần đảo : có khí hậu nóng ẩm và điều hòa, có mưa nhiều.

+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a :  có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc.

- Động vật : có nhiều động vật độc đáo như thú có túi  (cang-gu-ru), gấu túi cô-a-la...

- Thực vật : có rất nhiều loài bạch đàn (hơn 600 loài).

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

12 tháng 4 2021

* Đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương
– Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van.
– Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo.
– Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.vì vậy nên nó được gọi là thiên đàng xanh giữa Thái Bình Dương

*Dân cư:
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới
- Phần lớn dân cư tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê. - Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2014 có tới 70% dân số sống trong các đô thị
- Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa và người nhập cư

 

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người Ô-xtra-lô-it, người Mê-la-nê-diêng, người Pô-li-nê.

 

+ Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn là con cháu người châu Âu, gần đây có thêm người nhập cư gốc Á.
*Kinh tế:
- Khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính: boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ,...
- Các đảo san hô có nhiều phốt phát, nhiều bãi tắm đẹp, đại dương bao quanh có nhiều hải sản.
- Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo
- Kinh tế phát triển không đồng đều. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển hơn cả
- Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu
- Du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước

 

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, NiudilenThưa dân ở các đảo

- Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).Người bản địa khoảng 20% dân số.
14 tháng 4 2022

vậy còn phần Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Đại dương thì sapo

10 tháng 5 2022

Câu 1

+ Là châu lục lạnh nhất, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC.

+ Bề mặt lục địa bị băng bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

+ Thực vật không thể tồn tại.

+ Động vật: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và một số loài chim biển.

Câu 2

gồm 5 nguyên tắc chính:

-Thừa nhận một "cộng đồng Nam Cực"cùng có trách nhiệm sử dunhj và quản lí châu lục này

-Duy trì tình trạng phi quân sự hóa ở Nam Cực

-Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học

-Đảm bảo bảo vệ môi trường Nam Cực

-Treo lại các yêu sách về lãnh thổ của các quốc gia thành viên trong giai đoạn Hiệp ước có hiệu lực

Câu 3

 

Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương :

- Vị trí :Châu Đại Dương được bao bọc bởi Thái Bình Dương và một phần Ấn Độ Dương.

- Địa hình :Địa hình gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo : Mi-crô-nê-di, Mê-la-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu Di-len.

- Khí hậu :

+ Ởcác đảo và quần đảo : có khí hậu nóng ẩm và điều hòa, cómưa nhiều.

+ Trênlục địa Ô-xtrây-li-a :có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc.

- Động vật : có nhiều động vật độc đáo như thú có túi(cang-gu-ru), gấu túi cô-a-la...

- Thực vật : có rất nhiều loài bạch đàn (hơn600 loài).

Lục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là hoang mạc vì :

- Dolục địa Ô-xtrây-li-a nằm trên đường chí tuyến nam nên có khí hậu nóng khô.

- Do ở phía đông có hệ thống núi cao nên chặn gió biển và hơi nước bốc hơi từ biển bay vào gây khó mưa.

_ Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh TâyÔ-xtrây-li-a.

Vì vậy nênlục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là hoang mạc.

Câu 4

+ Dân số ít (42,7 triệu người).

+ Tỉ lệ dân đô thị cao (chiếm 67,8% dân số).

+ Mật độ dân số thấp nhất thế giới (khoảng 5 người/km2).

+ Dân cư có nguồn gốc chủ yếu là dân nhập cư (khoảng 80% dân số).

Câu 5

Châu Âu là một lục địa giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây, châu Phi ở phía Nam, phía đông là châu Á và phía bắc là Bắc Cực. Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Câu 6

Khí hậu, sông ngòi, thực vật
Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực là có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

a.Khí hậu

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa

 - Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.

- Phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

- Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông.

b.) Sông ngòi

 - Mật độ sông ngòi dày đặc.

 - Sông có lượng nước dồi dào.

 - Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

c) Thực vật

Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá 

Câu 7

- Dân số 727 triệu người ( 2001)
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.
- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.
- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.
- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .
- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp. Mức sống cao.

câu 8

Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.

Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.

Sản xuất được phân bố tập trung

Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…

Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không…

bn tham khảo 8 câu trên nha

2 tháng 5 2021

Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương:
- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.
- Phân bố dân cư không đều:
+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao.
- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.
+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
+ Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thê" kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

 

2 tháng 5 2021

- Dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai , có nền văn hóa Mĩ-Latinh độc đáo 

- Dân cư phân bố không đồng đều , tập trung đông ở ven biển - nơi có khí hậu mát mẻ , thưa dân ở những vùng nằm sâu trong lục địa

Đặc điểm tự nhiên Châu Âu

I - Vị trí, địa hình:

a) Vị trí:

- Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, ba mặt giáp các biển và đại dương.

- Thuộc lục địa Á-Âu, diện tích chiếm trên 10 triệu km². 

b) Địa hình:

- Ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ:

- Đồng bằng kéo dài từ tây - đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.

- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Á và châu Âu.

- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm. Núi trẻ nằm ở phái nam.

II - Khí hậu, sông ngòi, thực vật:

a) Khí hậu:

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu hàn đới, khí hậu địa trung hải.

b) Sông ngòi:

- Lượng nước dồi dào.

- Các sông quan trọng là Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Nhiều sông được nối với nhau bởi các kênh đào, thành hệ thống đường thủy dày đặc.

c) Thực vật:

- Thay đổi từ tây - đông, bắc - nam và của nhiệt độ, lượng mưa.

- Ven biển Tây Âu là rừng cây lá rộng.

- Trong lục địa là rừng lá kim.

- Đông nam là thảo nguyên.

- Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

III - Các kiểu môi trường tự nhiên:

*Môi trường ôn đới hải dương:

- Ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,....

- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Trên 0°C.

- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.

- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.

- Sông ngòi quanh năm, không đóng băng.

- Có rừng sồi, dẻ.

*Môi trường ôn đới lục địa:

- Khu vực Đông Âu.

- Mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.

- Phía nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.

- Trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng và mùa đông.

- Có rừng và thảo nguyên. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam. 

- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá lạnh. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.

*Môi trường địa trung hải.

- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.

- Rừng thưa, bao gồng loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

*Môi trường núi cao:

- Dãy An-pơ.

- Thực vật thay đổi theo độ cao.

- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.

- Trên 1800m là địa bàn của các loài cây lá kim.

- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.

- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.

Dân cư

- Đặc điểm dân cư châu Âu:

+,dân số 727 triệu người (năm 2001)

+,Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%.nhiều nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm

- Sự phân bố dân cư châu Âu: không đồng đều

+, Mật độ trung bình 70 người /km22

+, Nơi đông dân: ven biển Tây và Trùng Âu,Nam Âu ,đồng bằng và thung lũng

+, Nơi thưa dân : Phía Bắc và những vùng núi cao

28 tháng 4 2022

tham khảo:------------------------------------------------------------------------------1Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới  nhiệt đới. + Theo chiều kinh tuyến : Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc  nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.-------------------------------------------2

Có nhiều hồ rộng  sông lớn.Có diện tích đất nông nghiệp lớn.Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… ...Phần lớn có khí hậu ôn đới  một phần cận nhiệt đới.Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.Dễ dàng cho việc cơ giới hoáhoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.----------------------------------------------------------------5

Lớp băng ở Châu Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do : sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên làm băng ở Nam cực tan chảy.

Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam Cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

5 tháng 1 2021

1.Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến vì khu vực chí tuyến là nơi áp cao  lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang mạc.

2.

* Đặc điểm tự nhiên châu Phi

- Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

- Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. Rừng bị khai phá quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích canh tác làm cho đất đai của nhiều khu vực bị hoang hóa, nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc. Việc khai thác khoảng sản làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá.

- Địa hình: Châu Phi như một cao nguyên khủng lồ với nhiều cao, sơn nguyên. Bờ biển ít bị chia cắt,…

- Sông ngòi: Hệ thồng sông ngòi ở châu Phi khá phát triển, đặc biệt là phần lãnh thổ Nam Phi. Một số con sông nổi bật nhất như sông Nin, sông Công-gô, sông Nigie,…(hơi nhiều nên mong bạn tự tóm tắt ý dùm mik)

3. 

(các câu hỏi còn lại mình sẽ trả lời sau)

2)  + Địa hình: - Địa hình châu Phi tương đối cao, toàn bộ châu lục có thể xem như là một cao nguyên khổng lồ xen lẫn các bồn địa. + Khí hậu:- Vì nằm trong vành đai nhiệt đới và không có các biển lấn sâu vào đất liền nên châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới

3) - Năm 2001, châu Phi có hơn 818 triệu dân- Chiếm 13,4% dân số thế giới- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi cao nhất thế giới (2,4%)- Phân bố không đồng đều: + Dân cư tập trung đông ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê, và nhất là thung lũng sông Nin+ Thưa thớt ở các vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri,...

4) 

(+) Ngông nghiệp :

- Trồng cây công nghiệp: chủ yếu trong các đồn điền thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, được chuyên môn hóa cao, quy mô lớn.

- Cây lương thực: chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, hình thức làm nương rẫy khá phổ biến.- Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến.(+) Công nghiệp- Phần lớn các nước có nền Công Nghiệp chậm phát triển- Nguyên Nhân: Do trình độ dân trí thấp, thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng.- Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng.(+) Dịch vụXuất khẩu: Sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sảnNhập khẩu: Máy móc,thiết bị,hàng tiêu dùng và lương thực

5)

Có rất nhiều các nguyên nhân xã hội làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi. Trong đó, không thể không nhắc đến một sôc các nguyên nhân chính sau:

Sự bùng nổ dân sốXung đột tộc ngườiĐại dịch AIDSSự can thiệp của nước ngoài.câu 1 mình không biết
10 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

12 tháng 5 2016

e mới lớp 6 a

25 tháng 4 2017

Cô có thể trả lời em biết không, em rất cần câu trả lời