K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2023

Các tác nhân có thể làm thay đổi nhiệt độ không khí trên trái đất bao gồm:

1. Hoạt động của con người: Các hoạt động như đốt hóa thạch, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, và chăn nuôi động vật tạo ra lượng khí thải nhà kính, chẳng hạn như khí CO2, methane và oxit nitrous, gây ảnh hưởng đến nhiệt độ trên Trái đất.

2. Sự biến đổi tự nhiên: Các biến đổi tự nhiên có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái đất, ví dụ như các vụ nổ núi lửa, động đất, nắng nóng, gió bão và lở đất.

3. Thay đổi trong ánh sáng mặt trời: Tia UV từ ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái đất; ví dụ như sự gia tăng hoặc giảm thiểu của các chu kỳ năng lượng ánh sáng mặt trời.

Những yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí trên Trái đất. Khi nhiệt độ khí hậu biến đổi, có thể gây ra tác động tiêu cực hoặc tích cực đến các hệ sinh thái và con người trên Trái đất.

Chúc bạn học tốt !

5 tháng 2 2016

ở miền Bắc thấp hơn ở Miền Nam?

Ø  Đặc điểm khí hậu

  • Tính chất nhiệt đới ẩm:
  • Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
  • Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/n
  • Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
  • Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
  • Tính chất gió mùa

Ø  Gió mùa mùa đông:

  • Gió mùa ĐB:
    • Nguồn gốc là khối KK lạnh xuất phát từ cao áp Xibia vào nước ta hoạt động từ tháng 11 – 4
    • Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, gió mùa ĐB càng xuống phía nam càng yếu và kết thúc ở dãy
    • Bạch Mã. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
    • Gió tín phong ở phía nam: Nguồn gốc từ trung tâm cao áp trên Thái bình dương thổi về xích đạo,
  • hướng ĐB. Phạm vị hoạt động từ Đà nẵng trở vào Nam.

Ø  Gió mùa mùa hè:

  • Đầu mùa luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy núi biên
  • giới Việt – Lào gây mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở
  • phía đông. Gió phơn khô nóng tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc
  • Giữa và cuối mùa hạ luồng gió từ cao áp chí tuyến Nam BC thổi lên theo hướng TN , gió
  • này nóng, ẩm gây mưa nhiều trong cả nước.

Ø  Đặc điểm đất đai

Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên

Việt Nam.

Có 3 nhóm đất chính:

Nhóm đất feralit ở miền đồi núi thấp, chiếm 65%, nghèo mùn, nhiếu sét. feralit màu đỏ vàng chứa nhiều Fe, Al -> bị đá ong hoá -> ko có giá trị về KT.

feralit hình thành trên đá badan, đá vôi: màu đỏ thẫm, đỏ vàng -> có giá trị trồng cây CN.

Đất mùn núi cao, chiếm 11% diện tích đất, chứa nhiều mùn. Đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

Ø  Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam là do:

  • Sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình, địa hình phía Nam thấp hơn và bằng phẳng hơn so với địa hình phía bắc, ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
  • Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.
  • Ảnh hưởng của gió mùa lên 2 miền Nam Bắc khác nhau
5 tháng 2 2016

a) Đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa

- Độ cao trung bình : Ở miền bắc dưới 600-700m, ở miền nam 900-1000m

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25 độ C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi : từ khô đến ẩm ướt.

- Trong đai này có 2 nhóm đất :

   + Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất cả nước, bao gòm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

   +  Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi

b) Giải thích độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam : Do miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam

18 tháng 1 2018

Đáp án: C

Giải thích: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm.

22 tháng 8 2017

Đáp án C

Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm

31 tháng 3 2017

a) Nhận xét:

-Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8 o C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

b) Nguyên nhân

Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được nhận lượng bức xạ. Mặt Trời lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

-Tháng I, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

-Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,9 oC.



31 tháng 3 2017

a) Nhận xét:

-Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8 o C.

Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

b) Nguyên nhân

Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được nhận lượng bức xạ. Mặt Trời lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

-Tháng I, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

-Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,9 oC.

11 tháng 2 2018

a) Nhận xét

   - Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

   - Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.

b) Nguyên nhân

   - Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

   - Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

5 tháng 8 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.

Có các vùng như vùng đồi núi,vùng đồng bằng và vùng ven biển:

Giải thích:

-Vùng đồi núi phát triển khá ít,dân cư khá thưa thớt không thuận lợi nhiều để phát triển kinh tế,đất đai chủ yếu là đồi núi,đất khô cằn.

 

-Vùng đồng bằng thuận lợi về phát triển nông nghiệp như trồng lúa,nuôi các loại gia súc gia cầm,thuận lợi trong lĩnh vực công nghiệp vì dân cư ở đây khá nhiều nên các xí nghiệp cũng được lập ra khá phổ biến.

 

-Vùng ven biển dân cư đông đúc,chủ yều phát triển bằng nghề nuôi thủy hải sản,nuôi các loại có nước nặm cho ra năng suất cao.

 

⇒Từ đây ta có thể thấy vùng đồng bằng và ven biển phát triển rất nhiều so với các vùng đồi núi.

4 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Các nhóm đất chính nước ta

- Nhóm đất feralit

+ Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.

+ Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.

+ Đặc tính chung: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét; có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

+ Các hợp chất sắt, nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong, là loại đất xấu. Một số loại đất tốt như đất đỏ thẫm hoặc đỏ vàng hình thành trên đá badan và đá vôi, gọi là đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi. Chiếm một diện tích lớn ở khu vực đồi núi nước ta là loại đất feralit trên các loại đá khác.

- Trong nhóm đất feralit, có đất mùn núi cao được hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao (khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao); chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn.

- Nhóm đất phù sa

+ Tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam, diện tích rộng lớn và đất phì nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

+ Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn...

+ Nhóm đất này có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (ở Đồng bằng sông Hồng); đất phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ...), đất phù sa ngọt (dọc sông Tiền, sông Hậu.,.); đất chua, mặn, phèn (ở các vùng trũng Tây Nam Bộ)...

b) Có nhiều nhóm đất như vậy do nhiều nhân tố tạo nên đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người. Các nhân tố này tác động ở trên lãnh thổ nước ta khác nhau, sự phối hợp giữa chúng với nhau trong quá trình hình thành đất cũng khác nhau ở mỗi địa điểm trên lãnh thổ nước ta.

27 tháng 12 2020

2.

Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

 + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

 + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

 + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

27 tháng 12 2020

3.

Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:

- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.

- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).

- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.