K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2018

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.



29 tháng 12 2020

Câu 1 : 

* Những biểu hiện chứng tỏ sự phồn vịnh ... :

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

* Hạn chế:

- Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,…

* Vì ;

+ Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh

+ Không bị chiến tranh tàn phá

+ Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu

+ Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất

+ Biết sửu dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá trong sản xuất

Câu 2 : 

- Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.

- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. 

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh..

21 tháng 12 2021

Tham khảo

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại. + Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

Nhờ Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

29 tháng 12 2021

B

23 tháng 12 2016

Tình hình kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quố tế:

+ Công nghiệp của Mĩ chiếm 48% thế giới

+ Trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

So sánh:

Giống nhau: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả hai nước này đều có nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, đó chỉ là thời gian đầu. Còn thời gian sau (từ năm 1929 đến năm 1939) thì kinh tế của 2 nước đã có sự chuyển biến lớn: cả hai nước đều phải chịu cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

11 tháng 12 2017

sau chiến tranh thế giới thứ nhất mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế do đó mĩ trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế:

+công nghiệp mĩ chiếm 48% thế giới

+trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

Tham khảo 

undefined

24 tháng 12 2021

thank youhihi

19 tháng 11 2021

Bạn tham khảo nhé:

Tình hình nước Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX:

  a,Kinh tế:

     -Công nghiệp :đứng đầu thế giới

      -Xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ,ảnh hưởng đến kinh tế,chính trị

     -Nông nghiệp:Đảm bảo lương thực trong nước và xu đaất khẩu sang châu Âu

b,Chính trị:

     -Theo thể chế cộng hòa đứng đầu là tổng thống.Hai đảng (đảng cộng hòa và đảng dân chủ) thay nhau cầm quyền

    -Đối nội:bảo vệ quyền lợi của gia cấp tư sản

    -Đối ngoại :tăng cường bành trướng và gây chiến tranh giành thuộc địa

Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng vì:

   - Nước Mĩ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng lớn, màu mỡ), kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón).

  - Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: mỏ vàng, mỏ dầu,…

   - Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.

  - Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.

  - Sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ.

  - Mĩ lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí, thu về lợi nhuận cao.

  - Nhà cầm quyền Mĩ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với tình hình nước Mĩ

      

2 tháng 10 2018

- Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.