K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

Viết dễ hiểu ghê :))

2 tháng 2 2020

xóa dùm mik

5 tháng 6 2020

Thời gianHuếthời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên bắt đầu đi học. ... trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. ... Theo cha trở lại kinh đô Huế mùa hè năm 1906, cậu bé Nguyễn Sinh Cung ... giáo Lê Thiện, người làng Phú Lương (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế).

30 tháng 5 2020

2.

**Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

**Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.


Hãy trình bày nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nêu nhận xét. - Nêu nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :...
Đọc tiếp

Hãy trình bày nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nêu nhận xét.

- Nêu nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Nhận xét:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
2 tháng 11 2018

- Nêu nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :

- Ở Indonexia : ptrào giải phóng dân tộc ptriển mạnh mẽ, nhiều tầng lớp tham gia, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác

- Philipin : nhân dân ko ngừng đấu tranh để giành lại độc lập

- Miến Điện : Từ 1885 nhân dân đã dũng cảm kháng chiến chống thực dân Anh

- Cam-pu-chia : nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra từ 1863

- Lào : nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp

- Việt Nam : phong trào đấu tranh diễn ra liên tục và quyết liệt

- Nhận xét:

+ Các cuộc đấu tranh đều thất bại

2 tháng 11 2018

Nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :

- Ở Indonexia : ptrào giải phóng dân tộc ptriển mạnh mẽ, nhiều tầng lớp tham gia, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác

- Philipin : nhân dân ko ngừng đấu tranh để giành lại độc lập

- Miến Điện : Từ 1885 nhân dân đã dũng cảm kháng chiến chống thực dân Anh

- Cam-pu-chia : nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra từ 1863

- Lào : nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp

- Việt Nam : phong trào đấu tranh diễn ra liên tục và quyết liệt

- Nhận xét:

+ Các cuộc đấu tranh đều thất bại

+phong trào diễn ra liên tục lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia

Câu 1: -Vì sao nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng? Nêu diễn biến cách mạng tháng 10 Nga( ngắn gọn) -Vì sao có thể nói cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi vận mệnh, số phận đất nước và con người Nga, cách mạng tháng 10 lại ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới? Câu 2: Nêu những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? Câu 3: Nêu những nét...
Đọc tiếp

Câu 1: -Vì sao nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng? Nêu diễn biến cách mạng tháng 10 Nga( ngắn gọn)

-Vì sao có thể nói cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi vận mệnh, số phận đất nước và con người Nga, cách mạng tháng 10 lại ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới?

Câu 2: Nêu những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình Châu Âu trong thời kỳ 1929-1939?

Câu 4: Tình hình nước Mỹ ở thập niên 20 của thế kỷ XX? Qua tình hình đó em có nhận xét gì về tình hình của nước Mỹ?

Câu 5: Nêu những nét chính về phong trào độc lập ở 1 số nước Đông Nam Á

GIÚP MÌNH VỚI!!! GẤP LẮM!!!

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRƯỚC Ạ!!!

❤❤❤

0
Câu 1 : Từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí kết với thực dân Pháp những Hiệp ước nào ? Theo em Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn ? Giải thích vì sao ? Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp đầu hàng thực dân Pháp như thế nào ? Câu 2 : Bằng những kiến thức lịch sử Việt Nam đã học hay cho biết đặc điểm ( Mục đích , lãnh đạo , biện pháp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí kết với thực dân Pháp những Hiệp ước nào ? Theo em Hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn ? Giải thích vì sao ? Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp đầu hàng thực dân Pháp như thế nào ?

Câu 2 : Bằng những kiến thức lịch sử Việt Nam đã học hay cho biết đặc điểm ( Mục đích , lãnh đạo , biện pháp đấu tranh , lực lượng tham gia , kết quả & ý nghĩa ) phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ?

Câu 3 : Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước ? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống thực dân Pháp trước đó . Vì sao ?

Câu 4 : Vào nữa cuối thế kỉ XIX , vì sao các quan lại , sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ? Nêu nội dung chính của những đề nghị , cải cách ? Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ? Cho biết ý nghĩa của những cải cách đó ?

1
24 tháng 5 2018

_Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
_Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình..

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là gì? A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. B. Nhân dân chán ghét chế độ phong kiến đầy trì trệ và lạc hậu. C. Sự thối nát của triều đình phong kiến D. Thế lực của giai cấp tư sản ngày càng mạnh Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Cuộc cách mạng tư sản B....
Đọc tiếp

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.

B. Nhân dân chán ghét chế độ phong kiến đầy trì trệ và lạc hậu.

C. Sự thối nát của triều đình phong kiến

D. Thế lực của giai cấp tư sản ngày càng mạnh

Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 là gì?

A. Cuộc cách mạng tư sản

B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản

C. Cuộc cách mạng vô sản

D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 3.Tháng Hai năm 1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?
A. “Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”.
B. “Biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản”,
C. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.

Câu 4: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa,
C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa thc dân Pháp đem quân xâm lược Vit Nam là

A. do nhu cầu về thị trường, thuộc địa và lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

B. khai hoá văn minh cho người Việt Nam.

C. chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự.

D. trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp.

Câu 6. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.

B. Chính sách cấm đạo Giatô của nhà Nguyễn.

C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.

D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình với các nước khác.

Câu 7. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A.Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

B. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

C. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

D. Tất cả các ý trên

Câu 8. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là

A. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

B. “ khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam

C. đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam

D. giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới.

Câu 9. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là

A. thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc cùng đánh chiếm Việt Nam

B. nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp

C. đất nước Việt Nam ta nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.

D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh Pháp.

Câu 10. Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào?

A. Địa chủ, nông dân, tư sản.

B. Tư sản, tiểu tư sản và nông dân.

C. Nông dân, công nhân, tư sản.

D. Tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.

1
1 tháng 3 2020

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.

Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 là gì?

B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản

Câu 3.Tháng Hai năm 1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.

Câu 4: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa thc dân Pháp đem quân xâm lược Vit Nam là

A. do nhu cầu về thị trường, thuộc địa và lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

Câu 6. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa

Câu 7. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

C. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

Câu 8. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là

A. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng

Câu 9. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là

D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh Pháp.

Câu 10. Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào?

D. Tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.

27 tháng 3 2018

a) nông nghiệp:

- thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạn ruộng đất

- bọn chủ đất mới áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ VN

b) công nghiệp:

- Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Sản lượng than năm 1912 tăng gấp 2 lần năm 1903 và hàng vạn tấn quặng thép, hàng trăm tấn vàng bạc được chúng khai thác vào năm 1911.

- Các nghành sản xuất xi măng, điện, giấy, diêm,.. cũng đem lại cho Pháp nguồn lợi lớn

c) giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột , đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân

d) thương nghiệp

- nắm giữ độc quyền thị trường VN . Hàng của Pháp khi vào VN bị đánh thuế nhẹ hoặc được miễm thuế, khi đó hàng hóa nước khác bị đánh thuế 120%

e) tài chính:

- Pháp tiến hành các thứ thuế mới chồng lên thuế cũ, nặng nhất là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

-Ngoài ra chúng bắt người dân đi phu.

1.Đọc thông tin và cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới Đầu thế kỉ XIX dưới tác động của chiến tranh giành đập lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ và cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVLL, nhân dân các thuộc địa ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh dành đập lập dân tộc, khai sinh ra một loạt quốc gia tư sản mới Phong trào cách mạng tư sản nổ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc thông tin và cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Đầu thế kỉ XIX dưới tác động của chiến tranh giành đập lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ và cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVLL, nhân dân các thuộc địa ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh dành đập lập dân tộc, khai sinh ra một loạt quốc gia tư sản mới

Phong trào cách mạng tư sản nổ ra nhiều nước châu âu:Pháp,Bỉ,Đức,hi Lạp,suốt trong nhưn gx năm 30-40 của thế kỉ XIX

Từ năm 1859 đến năm 1870,i-ta-li-a được thống nhất.Từ năm 1864 đến năm 1871, nước đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ.Năm 1861,cải cách nông nô diễn ra ở Nga,... Các sự kiện đó đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở các nước này phát triển.

Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm các nước Á,Phi.Hầu hết các nước châu Á,châu Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân.

- Nếu nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa trọng đoạn thông tin trên.

0
Giúp vs minh can gấp huhu PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 I.PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1. Phong trào Đông Du (1905-1909) - Năm 1904 thành lập..............................do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập - Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang...
Đọc tiếp

Giúp vs minh can gấp huhu

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
I.PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Phong trào Đông Du (1905-1909)
- Năm 1904 thành lập..............................do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập
- Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang .............. học tập.
- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
2. Đông Kinh nghĩa Thục (1907)
- 3/1907, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại... lập trường học lấy tên là..............................................
- Xu hướng vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản
- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.
3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
a. Cuộc vận động Duy Tân
- Người khởi xướng: ....................................., Huỳnh Thúc Kháng.
- Nội dung cơ bản của phong trào:
+ Mở ................ dạy học theo lối mới.
+ Vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ.
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì
- Phong trào chống ......... sôi nổi.
- Phong trào đã bị ........................ đàn áp đẫm máu.
II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT (1914 - 1918)
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến
(hướng dẫn học sinh tự học)
- Chúng đẩy mạnh việc .............................................để phục vụ cho chiến tranh.


- Tăng cường ..........................
- Mua công trái
- Đời sống nông dân ...................
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)( giảm tải)
3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
- Hoàn cảnh: đất nước ................................., các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
- Những hoạt động:
+ Ngày 5/6/1911, Người ra đi..............................
+ Năm 1917, tại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. + Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào ............ Pháp.
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

1
8 tháng 5 2020

Sửa chỗ chấm đầu tiên:

- Năm 1904 hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập

8 tháng 5 2020

Phần I:

Câu 1:

- Năm 1904 thành lập năm 1905 do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập
- Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập.
- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

Câu 2:

Đông Kinh nghĩa Thục (1907)
- 3/1907, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại Hành lập trường học lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT)
- Xu hướng vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản
- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

Câu 3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
a. Cuộc vận động Duy Tân
- Người khởi xướng: Phan Châu Trinh , Huỳnh Thúc Kháng.
- Nội dung cơ bản của phong trào:
+ Mở trường dạy học theo lối mới.
+ Vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ.
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì
- Phong trào chống .TD Pháp sôi nổi.
- Phong trào đã bị TD Pháp đàn áp đẫm máu.

Phần II:

Câu 1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến
(hướng dẫn học sinh tự học)
- Chúng đẩy mạnh việc Khai thác thuộc địa để phục vụ cho chiến tranh.
- Tăng cường bóc lột
- Mua công trái
- Đời sống nông dân khổ cực
Câu 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)( giảm tải)
Câu 3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
- Hoàn cảnh: đất nước Bị thực dân Pháp đô hộ, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
- Những hoạt động:
+ Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
+ Năm 1917, tại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

20 tháng 9 2017

1. Đời sống công nhân:

- Điều kiện ăn ở:

+ Vô cùng tồ tàn. Với đồng lương ít ỏi, họ phải sống trong những ngôi nhà chật chội, bẩn thỉu, ăn uống thiếu thốn.

- Lao động, thời gian làm việc:

+ Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả, không có đồ bảo hộ, làm trong những nhà máy bí hơi (không có lỗ thông khí), những hầm mỏ tối tăm, chật hẹp, xí nghiệp, đồn điền,.. công việc rất nặng.

- Tiền lương:

+ Dù bị bóc lao động nặng nề, họ nhận được đồng lương vô cùng thấp "đồng lương chết đói"

+ Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, nhưng đồng lương còn thấp hơn của công nhân bình thường - những đàn ông.

2. Tình hình chính trị:

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.

- Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn.

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.

=> Chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

* Chính sách đối ngoại:

- Đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa. Bởi lẽ phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh\(\rightarrow\) ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền.

\(\Rightarrow\) Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

3. Đặc điểm chung các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:

- Đều có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

- Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

Dẫn chứng: Ở Mĩ có " vua dầu mỏ", " vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng…

5 tháng 10 2018

1. Đời sống công nhân:

- Điều kiện ăn ở:

+ Vô cùng tồ tàn. Với đồng lương ít ỏi, họ phải sống trong những ngôi nhà chật chội, bẩn thỉu, ăn uống thiếu thốn.

- Lao động, thời gian làm việc:

+ Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả, không có đồ bảo hộ, làm trong những nhà máy bí hơi (không có lỗ thông khí), những hầm mỏ tối tăm, chật hẹp, xí nghiệp, đồn điền,.. công việc rất nặng.

- Tiền lương:

+ Dù bị bóc lao động nặng nề, họ nhận được đồng lương vô cùng thấp "đồng lương chết đói"

+ Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, nhưng đồng lương còn thấp hơn của công nhân bình thường - những đàn ông.

2. Tình hình chính trị:

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.

- Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn.

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.

=> Chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

* Chính sách đối ngoại:

- Đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa. Bởi lẽ phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh→→ ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền.

⇒⇒ Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

3. Đặc điểm chung các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:

- Đều có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

- Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

Dẫn chứng: Ở Mĩ có " vua dầu mỏ", " vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng…