Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuẩn bị: một vài hạt đậu vào 4 cốc như nhau.
Cốc 1: không bỏ gì thêm.
Cốc 2: đổ nước cho ngập hạt.
Cốc 3, 4: lót bông ẩm phía dưới hạt.
Thực hành: để cốc 1, 2, 3 vào chỗ thoáng, cốc 4 vào tủ lạnh. Sau vài ngày:
Cốc 1: Không nảy mầm vì thiếu nước.
Cốc 2: Hạt hút nước trương lên nhưng không nảy mầm được vì thiếu không khí.
Cốc 3: Nảy mầm vì có đủ nước, nhiệt độ và không khí thích hợp.
Cốc 4: Không nảy mầm vì nhiệt độ quá thấp.
Kết luận: Hạt phải có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới có thể nảy mầm.
k nhé !
a. Thí nghiệm 1:
Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt: Cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát.
Sau 3-4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc.
\(\rightarrow\)Hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí.
b. Thí nghiệm 2:
Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng đá. Quan sát kết quả sau 3-4 ngày.
Kết luận: Hạt nảy mầm cần có điều kiện nhiệt độ thích hợp
-Lấy 2 bình thủy tinh đựng nước.
-Bình A pha thêm mực đỏ.
-Bình B không pha mực.
-Cắt 2 cành hoa hồng trắng hoặc hoa huệ trắng, cắm vào 2 bình để cho thoáng.
-Sau một thời gian khoảng 4 giờ đồng hồ quan sát thấy cánh hoa ở bình A có màu đỏ, còn bình B cánh hoa vẫn trắng.
-Cắt một số lát mỏng ở cánh hoa ở bình A rồi soi dưới kính lúp, ta thấy mạch gỗ nhuộm đỏ còn các phần khác không nhuộm màu.
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và muối khoáng.
* Dòng mạch rây (dòng đi xuống): chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
Bạn cho hạt đỗ vào bông ẩm rồi xem nó có nảy mầm không?
1.Nếu nảy mầm nhanh thì nó là hạt tốt
2.Nếu nảy mầm mà nó chậm thì không tốt cho lắm
3.Nếu nó không nảy mầm thì nó là chất lượng xấu
4.(Bonus)Nếu nó không nảy mầm thì nó đã bị rang hoặc chín rồi!!!
Để làm được thí nghiệm này, ta phải thiết kế như sau: cho các cốc thí nghiệm đặt ở điều kiện môi trường giống nhau (đủ nước, đủ ánh sáng,...), tuy nhiên mỗi cốc lại có chất lượng hạt giống khác nhau, chẳng hạn như một cốc có chất lượng tốt, một cốc chứa hạt giống bị mốc, lép,...
+ Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc 3 ở thí nghiệm 1 làm cốc đối chứng.
+ Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ (cốc đối chứng để ở nơi mát, cốc thí nghiệm để ở thùng nước đá).
+ Thí nghiệm nhằm chứng minh nhiệt độ là yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Nếu không có nhiệt độ thích hợp, hạt không thể nảy mầm.
Câu 1 : Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc 3 ở thí nghiệm 1 để làm cốc đối chứng.
Những điều kiện bên ngoài giúp hạt nảy mầm là: đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong giúp hạt nảy mầm là: chất lượng hạt giống.
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo( chống úng, chống hạn, chống rét), phải gieo trồng đúng thời vụ.
Muốn chứng minh được sự nảy-mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).
Câu 3 :
Các bộ phận của hoa là :đài , tràng , nhị , nhuỵ.
Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ
Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
Nhị và nhuỵ là bộ phận quan trọng nhất của hoa vì chúng là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Câu 4 :
- Hoa lưỡng tính: hoa có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.
VD: hoa bưởi, hoa cải,...
- Hoa đơn tính: hoa có nhị hoặc nhụy trên 1 hoa.
VD: hoa mướp, hoa bí,..
Câu 5 :
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng...
Câu 6 :
2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước.
- Cốc A: nước có pha mực đỏ.
- Cốc B: nước trong
- Để ra chỗ thoáng gió.
Kết quả:
-Cốc A: Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.
-Cốc B: Cánh hoa không đổi màu.
Câu 7 :
Chuẩn bị: Cây xanh con, chậu cây, đất tơi xốp, nước và phân bón.
Tiến hành thí nghiệm:
Đầu tiên đo chiều dài thân cây xanh con là bao nhiêu cm rồi ghi vào một quyển tập , sau đó trồng cây xanh con và chậu cây đã bỏ đất tơi xốp vào, đặt cây ở nhiệt độ ánh sáng thích hợp, hằng ngày chăm bón và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ( 1 tuần lễ chẳng hạn), đo lại chiều dài của cây.
Kết quả thí nghiệm:
Chiều dài thân cây đã dài hơn so với khi mới trồng. Chứng tỏ có sự dài ra của thân cây sau một thời gian chăm bón tốt.
Ghi kết quả báo cáo trình bày lên thầy cô.
Câu 8 :
Bước 1: Đỗ xanh ngâm nước lạnh qua đêm từ 6 - 8 tiếng
Bước 2: Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, dùng khăn phủ lên, lấy 1 chiếc đĩa đặt lên trên sau đó cho cả rổ vào trong nồi hoặc chậu để ủ trong bóng tối. Mỗi ngày sáng, tối nhúng cả rổ vào chậu nước khoảng 5 phút rồi vớt ra để hết nước và lại cho vào chỗ tối.
Bước 3: Thu hoạch giá đỗ sau 2 - 3 ngày. Dùng kéo cắt hết các lớp rễ đâm ra ngoài chiếc khăn để dễ thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho mẻ ủ mới.
Giá đỗ ủ bằng rổ nhựa hoặc rổ tre sẽ cho những mầm chắc, to và mập. Khi ủ các bạn nên để chỗ tối, sạch sẽ để có mẻ giá trắng và đẹp.
Câu 1 :
Hiện tượng sau khi thụ phấn xảy ra là hiện tượng thụ tinh ( tự trình bày )
Câu 2 :
Có 2 loại quả chính :
- Quả khô khi chín vỏ khô, mỏng, cứng.
VD : quả đậu Hà Lan, quả chò, quả thìa là,...
Có hai dạng quả khô :
+ Quả khô nẻ khi chín vỏ sẽ tự tách ra ( VD : quả đậu Hà Lan, quả cải,... )
+ Quả khô không nẻ khi chín vỏ sẽ không tách ra ( VD : Quả chò, quả thìa là,... )
Câu 3 :
Các cách phát tán :
- Phát tán nhờ gió : những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có cánh hoặc có túm lông nhẹ
- Phát tán nhờ động vật : quả thường có hương thơm, vị ngọt, có nhiều gai hoặc móc. Hạt có vỏ cứng, dày
- Tự phát tán : những quả và hạt tự phát tán, vỏ quả thường có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài.
Câu 4 :
Để hạt nảy mầm tốt phải có đủ các điều kiện như : không khí, độ ẩm, nhiệt độ và chất lượng hạt giống.
Câu 5 : ( cái này cậu tự lm mik chịu )
Câu 6 :
- Cấu tạo của tảo gồm vách tế bào, thể màu, nhân tế bào
- Sự sinh sản của tảo : sinh sản hữu tính
- Lợi ích của tảo : ( SGK, tr.124 )
Câu 7 :
- Cấu tạo của cây dương xỉ : rễ, thân, lá
- Sự sinh sản của cây dương xỉ : sinh sản bằng túi bào tử. Túi bào tử mở nắp, các hạt bào tử rơi ra ngoài, bào tử phát triển thành nguyên tản, sau quá trình thụ tinh, nguyên tản mọc thành cây dương xỉ con.
- Lợi ích của cây dương xỉ :
Cách đây khoảng 300 triệu năm, điều kiện khí hậu lúc đó rất thích hợp cho sự phát triển của Quyết. Về sau do sự biến đổi của lớp vỏ trái đất, khu rừng quyết bị vùi xuống lòng đất, do tác dụng của vi khuẩn và sức ép của tầng trên nên bị biến thành than đá.
Câu 8 :
- Dương xỉ đã có rễ, thân là thật, có mạch dẫn còn cây rêu thì chưa có rễ chính thức, lá và thân chưa có mạch dẫn
- Cây thông tiến hóa hơn dương xỉ ở điểm....( chịu )
Câu 9 :
Hạt một lá mầm và hai lá mầm hay lớp thực vật 1 là mầm và 2 là mầm ???
Trả lời :
Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.
+ Điều kiện cần cho hạt nảy mầm là:
- Điều kiện bên ngoài: đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp
- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống (hạt giống tốt, ko bị sứt sẹo, nấm mốc ...)
+ Thí nghiệm chứng minh
* Thí nghiệm chứng minh điều kiện bên ngoài
- Thí nghiệm 1 trong sách giáo khoa đã trình bày nha em
* Thí nghiệm chứng minh điều kiện bên trong
- Chuẩn bị 3 cốc thí nghiệm khác nhau, có điều kiện bên ngoài (độ ẩm, nhiệt độ, không khí) giống nhau và các hạt giống có chất lượng khác nhau
- Tiến hành:
+ Cốc 1: để 5 hạt đỗ tốt
+ Cốc 2: để 5 hạt đỗ bị mốc
+ Cốc 3: để 5 hạt đỗ bị sứt sẹo
- Để 3 cốc ở điều kiện bình thường từ 5 - 7 ngày.