Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sản lượng lúa gạo chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo thế giới.
- Thiểu -> Đủ -> Thừa -> Xuất khẩu (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ).
2. Công nghiệp
- Đa dạng nhưng chưa đều.
- Ngành CN khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
- Phát triển cao: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ.
- Phát triển thấp: Lào, Mianma...
bạn ơi nông nghiệp bạn ghi là tình hình phát triển mà bạn, đâu phải phân bố
Sông hồng ko chảy vào đại tây dương đâu
Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; bờ nam sông thuộc Việt Nam, bờ bắc vẫn là lãnh thổ Trung Quốc.
Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Sông thành ranh giới giữa huyện Cam Đường và huyện Bảo Thắng, đi qua Bảo Thắng và Bảo Yên, dọc theo ranh giới Bảo Yên và Văn Bàn.
Sông chảy qua Văn Yên rồi Trấn Yên (Yên Bái), dọc theo ranh giới Trấn Yên và thành phố Yên Bái, lại đi tiếp qua Trấn Yên sang Hạ Hòa (Phú Thọ), dọc theo ranh giới giữa Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Việt Trì ở tả ngạn và Sông Thao, Tam Nông ở hữu ngạn.
Sông chảy dọc theo ranh giới giữa tỉnh Vĩnh Phúc (các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và Mê Linh) ở tả ngạn và Hà Nội (các huyện, thị Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ và Đan Phượng) ở hữu ngạn. Sông chảy qua Hà Nội với Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Trì ở hữu ngạn và Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm ở tả ngạn.
ko chắc là đúng đâu đấy
Quặng là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, được khai thác từ mỏ và chế biến để sử dụng.
Mức độ tập trung khoáng vật quặng, kim loại, cũng như dạng xuất hiện của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí khai thác quặng. Chi phí tách quặng phải tính đến giá trị kim loại chứa trong đá để xác định loại quặng nào khi khai thác có khả năng mang lại lợi nhuận và không có lợi. Các quặng kim loại thường là các ôxít,sulfua, silicat, hoặc kim loại "tự sinh" (như đồng tự sinh) là những khoáng vật không tập trung phổ biến trong vỏ Trái Đất hoặc các kim loại "quý" (ít gặp dạng hợp chất) như vàng. Các quặng phải được xử lý để tách các kim loại cần lấy ra khỏi đá. Các thân quặng được hình thành bởi nhiều quá trình địa chất khác nhau gọi là quá trìnhsinh quặng.
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
- Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Các đặc điểm cơ bản:
+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.
- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
- Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
Muối mà tan trong nước nhiều đến 33% được sao
Thế thì cá nào sống được
Vì độ muối ở mỗi nơi một khác cũng có những nơi độ mặn chỉ có 25%% mà thôi cũng có nơi độ mặn lên tới 40%% .
Mà độ mặn trên là độ mặn của biển Việt Nam.
- Cho biết diện tích và đặc điểm của Biển Đông:
+ Biển đông là một vùng biển lớn, diện tích khoảng 3447000 km2, tương đối kính, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc. Có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
- Đặc điểm của biển Đông :
+ Biển Đông là một trong các biển lớn của thế giới (biển rộng với diện tích là 3,447 triệu km
+ Biển Đông trải dài từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Biển Đông là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật Biển Đông cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.
- Các nước ven biển Đông:
+ Philippines,Indonesia, Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Malaysia ,Brunei, Thái Lan.
Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.
Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.
- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.
Trả lời
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Câu 1 :
Địa hình Nam Á :
+ Có 3 miền địa hình
+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ
+ Phia Nam là sơn nguyên Đê Can
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn
+ Sơn nguyên Đê Can được nâng lên hai rìa phía Tây và phía Đông
Địa hình Tây Nam Á :
+ Phía Đông Bắc là núi và cao nguyên
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà
+ Phía Tây Nam là sơn nguyên Át lát
Chúc bạn thi tốt nhé !
a: Được thành lập ngày 8/8/1967
b: Việt Nam tham gia Asean vào ngày 28/7/1995
-Năm 1999 Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã có mười nước thành viên hợp tác để phát triển đồng đều , ổn định
-nguyên tắc tự nguyện , tôn trọng chủ quyền của nhau
+ Được thành lập vào : ngày 08/8/1967 tại Băng cốc , Thái Lan
* Nguyên tắc hoạt động:
- Tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a). Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
+ Hợp tác phát triển có kết quả,...
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu - thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.