Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Tuổi thơ của tôi thì không gắn với những thứ đồ điện tử vì sự quan tâm của gia đình , tôi thường hay ra chơi những trò chơi dân gian như là : ô ăn quan , cò cò , kéo cưa lưa xẻ ,.....
Câu 2 : Tôi đồng ý với ý kiến trên .
Trong mỗi chúng ta đều có ước mơ , đều có mong ước rằng mình sẽ như này và như nọ , tôi cũng vậy , từ những kí ức tuổi thơ hay những điều mà tôi hay thấy ở ngoài đời sống đều tác động mạnh mẽ đến tôi , nó như là một người bạn thúc đẩy tôi và nhờ vậy tôi có thể dễ dàng có mục tiêu rõ ràng và luôn sẵn sàng trang bị cho mình kiến thức để hoàn thành mục tiêu đó
( ý kiến riêng , còn nếu em muốn thay đổi thì vẫn oge nhe =)))
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?
Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng pháttriển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin củachính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng takhông thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết baohình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?
Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới cóthể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa conngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng,để bạn bè xa lánh.
Bạn tham khảo nha:
Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.
Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.
Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Hiện nay với xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển. Con người này càng phụ thuộc vào internet. Có thể nói internrt luông song song với ta. Giới trẻ hiện nay chỉ mê mẩn các trò chơi trên mạng, game online.Cả ngày chỉ ôm máy tính, điện thoại.Các trò chơi dân gian dần đi vào quên lạng, chỉ còn là kí ức. Hiện nay để các trò chơi dân gian đến gần với giới trẻ, trò chơi dân gian đã được lồng ghép trong nhà trường. Việc trò chơi dân gian xuất hiện trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh rè luyện được nhiều đức tính, kĩ năng xã hội, cũng là cách giải trí lành mạnh. Tăng tính đoàn kết, là cơ hội hết giao thêm nhiều bạn bè mới mà không nhờ mạng xã hội. Từ đó tạo nên một môi trường lành mạnh.
bạn học chương trình gì trong trương trình của mình văn không có bài này nên chỉ biết thế này thôi. thông cảm THANK
Mẫu mở bài: Có lẽ khoảng thời gian mà ai ai khi đã trưởng thành đều nhớ đến chính là lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỉ niệm ấy hồn nhiên, trong sáng như cơn mưa rào đẹp đẽ. Thế nhưng, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ; internet và mạng xã hội đã gián tiếp bóp nghẹt những kỉ niệm ấy. Vì sao lại nói thế?, ấy là vì trong trường học hiện giờ xuất hiện vô vàn thách thức với tình trạng học tập của học sinh. Mà một trong những lý do đó là vấn đề: "...."
Một số ý chính cho bạn.
- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng:
+ Quá đắm mình vào thế giới game online, mê mẩn các họa tiết và nhân vật ảo trong game.
+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi game chung từ đó sa đọa.
+ Thấy người khác chơi, mình tải về chơi theo và mong muốn đạt được điều gì đó cao trong game.
+ ...
- Biểu hiện:
+ Chơi game bỏ ăn uống.
+ Gạt chuyện học sang một bên.
+ ..
- Tác hại:
+ Làm hư mắt, tổn hại đến sức khỏe của học sinh.
+ Cha mẹ lo lắng, nhà trường cố gắng mệt mỏi khuyên răn.
+ ..
- Hậu quả:
+ Mất đi một tương lai tốt đẹp vốn có.
+ Bị cận thị chỉ có tăng mà không có giảm.
+ Sống vô nghĩa, sống có lỗi với người thân và mọi người xung quanh chỉ vì một con game vô bổ ích.
+ Sống phí thời gian, lỗi với cha mẹ đã cho mình hình hài một cuộc đời để sống.
+ ....
- Đánh giá vấn đề:
+ Tiêu cực cần bài trừ.
+ Phê phán những hành động nghiện game của một số bạn học sinh.
- Liên hệ thực tế:
+ Trong lớp em.
+ Ở trường em.
- Liên hệ bản than em: em có nghiện game không?, vì sao và nếu có em sẽ làm những gì để khắc phục tình trạng nghiện game của bản thân?.
+ Gợi ý giải pháp:
_ Tự kiềm chế bản thân bằng cách tự giác lấy vở học hành.
_ Lập thời gian chơi, học một cách đúng đắn.
_ Em có thể viết một bài báo tường để tuyên truyền việc không nên nghiện game mà nên chăm chỉ học hành. Từ đó, ta có thể sống có ích cho cuộc đời và không hổ thẹn với bản thân, cha mẹ mình.
_ ....
Mẫu kết bài: Sẽ không bao giờ có vấn đề nào mà chúng ta không giải quyết được, bằng những sự nỗ lực kiên trì cố gắng không ngừng nghỉ em tin rằng vấn đề "học sinh ngày nay bỏ ra 3 - 4 giờ để chơi game mỗi ngày còn hơn bỏ ra 1 giờ lo việc học" sẽ được hạn chế và sau cùng là không còn nữa.
Suy nghĩ của em:
- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:
+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.
+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.
+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.
+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.
Thói quen hút thuốc lá cũng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong xã hội hiện nay. Mặc dù hiểu rõ về tác hại của thuốc lá tuy nhiên đại bộ phận đa số là nam giới lại khó lòng mà từ bỏ được thói quen hút thuốc này.
Lứa tuổi học trò là lúc chúng ta vui chơi và học tập những điều hay mới lạ từ thầy cô và bạn bè. Nhưng hiện nay một số vấn đề cho thấy học sinh đang dần mất đi nhận thức của bản thân vì việc rủ rê cũng như muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân cho mọi người, điều mà tôi muốn nhắc đến ở đây chính là hiện tượng học sinh nghiện thuốc lá điện tử, một thứ mà không phải chỉ học sinh mà tất cả mọi người điều nên tránh xa, và bây giờ do tư tưởng giới trẻ, những phút dại dột mà từng học sinh đang vướng phải cơn nghiện độc hại này. Vậy hiện tượng học sinh nghiện thuốc lá điện tử là như thế nào?
Quan điểm của em về ý kiến "học sinh có thể thường xuyên chơi các trò chơi điện tử" là cần cân nhắc và có sự điều chỉnh. Việc chơi trò chơi điện tử có thể mang lại một số lợi ích như giải trí, giảm căng thẳng và phát triển kỹ năng tư duy. Tuy nhiên, việc chơi quá nhiều và thường xuyên có thể gây ra một số vấn đề đáng lo ngại.
Trước hết, việc chơi trò chơi điện tử quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của học sinh. Thời gian dành cho trò chơi có thể làm giảm thời gian học tập và làm bài tập, dẫn đến kết quả học tập không tốt và ảnh hưởng đến sự phát triển học thuật của họ.
Thứ hai, việc chơi trò chơi điện tử quá mức có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, như mất ngủ, cận thị, và thậm chí là béo phì. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với trẻ em và thanh thiếu niên, khi cơ thể của họ đang phát triển và cần thời gian vàng để vận động và phát triển một cách lành mạnh.
Cuối cùng, việc chơi trò chơi điện tử quá mức có thể gây ra sự cô lập và thiếu giao tiếp xã hội. Khi học sinh dành quá nhiều thời gian trên các thiết bị điện tử, họ có thể ít tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè và gia đình, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và tinh thần của họ.
Việc chơi các trò chơi điện tử có thể mang lại một số lợi ích, nhưng cần phải có sự cân nhắc và kiểm soát để tránh các tác động tiêu cực đến hiệu suất học tập, sức khỏe và mối quan hệ xã hội của học sinh.