Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thả vào nước và cho thử QT:
- Tan ít, QT chuyển xanh -> CaO
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
- Tan, QT chuyển xanh -> Na2O
\(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)
- Tan, QT chuyển đỏ -> P2O5
\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
- Tan, QT ko đổi màu -> NaCl
- Ko tan -> CaCO3
Lấy mỗi mẫu một ít bỏ vào ống nghiệm. Rồi cho nước lần lượt vào từng ống nghiệm:
-Chất đó tan:\(CaO;P_2O_5;Na_2O;NaCl\)
-Chất không tan:\(CaCO_3\)
Nhúng quỳ tím ẩm lần lượt vào từng dung dịch trên khi tác dụng với nước:
+Qùy hóa đỏ:\(P_2O_5\)
+Không hiện tượng: NaCl
+Qùy hóa xanh:\(CaO;Na_2O\).Dẫn khí \(CO_2\) qua hai ống trên, tạo kết tủa trắng là \(CaO\).
\(CaO+CO_2\underrightarrow{t^o}CaCO_3\downarrow\)
Không hiện tượng là \(Na_2O\).
- Nhận biết CO2: suc qua nước vôi trong tạo kết tủa trắng:
CO2 + Ca(OH)2→→ CaCO3 + H2O
- Nhận biết H2:cháy trong CuO nung nóng thì làm CuO chuyển sang màu đỏ
CuO + H2 →→ Cu + H2O
- Nhận biết N2 và O2: dùng tàn đóm que diêm
N2 làm tắt que đóm
O2 làm bùng cháy que đóm
a) - Cho các chất rắn vào nước:
+ Chất rắn không tan, tạo kt keo trắng -> Al(OH)3
+ Còn lại 3 chất rắn tan, tạo thành dung dịch
PTHH: P2O5 + 3 H2O -> 2 H3PO4
- Cho quỳ tím vào các dung dịch:
+ Hóa xanh -> dd NaOH -> Rắn NaOH
+ HÓA đỏ -> dd H3PO4 -> Rắn P2O5
+ Không đổi màu quỳ -> dd NaCl -> rắn NaCl
b) - Dùng quỳ tím:
+ Hóa đỏ -> dd HCl
+ Hóa xanh -> dd KOH
+ Không đổi màu -> H2O và dd KCl.
- Dùng AgNO3 làm thuốc thử:
+ Có kt trắng AgCl -> Nhận biết KCl.
+ Không có kt trắng -> H2O
PTHH: AgNO3 + KCl -> KNO3 + AgCl
a/ Dùng nam châm để phân biệt 2 chất này.
b/ Đổ xăng và nước nếu chất nào nổi lên thì đó là xăng vì xăng nhẹ hơn nước.
c/ Với 2 bình đụng khí Ôxi và Cabonic ta cho vào mỗi bình một que đóm đã tắt lửa. Nếu bình nào làm que đóm bùng cháy sáng lên thì đó là Ôxi còn bình nào làm que đóm cháy sáng một lúc rồi tắt thì là Cacbonic vì chỉ có Ôxi mới có thể duy trì sự cháy.
Bn ơi mình có thể nhận biết xăng vs nước bằng cách dùng lửa đc ko lửa bỏ vô xăng thì cháy còn nước thì ko
Trích mẫu thử :
Cho quỳ tím vào 4 mẫu thử :
Nhóm 1 :Hai mẫu thử làm quỳ đổi màu là : H2SO4 (hóa đỏ) , KOH (hóa xanh)
Hai mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là : NaCl và nước
Ta đun nóng hai mẫu thử còn lại của nhóm 1
+ Nếu thấy bay hơi hết là nước
+ Còn có chất kết tinh lại là NaCl
Ta dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng
Chúc bạn học tốt
- Bỏ hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước, khuấy đều. Đổ nước từ từ theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy phần nước lọc vào cốc.
- Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết.
- Khi đun nóng để ống nghiệm hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau mới đun phần đáy ống. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
- Phần chất trên giấy lọc là cát, còn chất trong ống nghiệm sau khi cô cạn là muối ăn.
- Do cát không tan trong nước, còn muối ăn thì tan, nên trên giấy lọc ta sẽ thu được cát. Phần dung dịch chính là dung dịch muối ăn.
- Khi cô cạn, chỉ có nước bay hơi, còn muối ăn không bay hơi, nên khi đun bay hơi hết nước ta được muối ăn.
chúng ta sử dụng phương pháp chưng cất, đầu tiên cho hỗn hợp tiếp xúc với nhiệt độ cao, muối sẽ bay hơi và ngưng tụ\(\rightarrow\) thu được muối tinh khiết
Khí thoát ra là H2 (hidro) chứ không phải Hg (thủy ngân)
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
Bạn phải cho biết là nó có hòa lẫn không chứ:
-Nếu phân biệt thì ta nhìn là thấy rồi
- Cách khác nếu chúng trộn lẫn thì: Cho nước vào bột gạo và đường cát
+ Bột gạo sẽ nổi lên trên
+ Đường cát sẽ chìm ở dưới nước.
Bột gạo lẫn đường cát đều tan trong nước mà bạn