K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225. Trong thời kì này đất nước đạt nhiều thành tựu về mọi mặt.

* Về chính trị

- Ngày  21-11-1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Lý Thái Tổ).

- Đầu năm 1010, Lý Thái Tổ lấy Hoa Lư chật hẹp, kinh tế thấp kem, giao thông khó khăn, ông hạ chiếu dời đô: "Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương có thé rồng cuộn, hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt chỗ ấy là hơn cả. Thực là chốn hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của sinh sư muôn đời". Mùa thu năm 1010, vua cho dời đô từ Hoa Lư về và gọi là Thăng Long.

- Hoàng thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện và có thành, hào bao quanh. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước được hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước có quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, lễ nghi, đối ngoại. Giúp việc cho vua có tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính pháp lí như sảnh, viện, đài. Ngoài ra còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của dân, có chức Lưu thủ trông coi.

- Quân đội được tổ chức quy củ. Có cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ Binh ở các địa phương được tuyển chọn theo chế độ "ngụ binh ư nông".

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Quan lại ban đầu tuyển chọn từ con em gia đình quý tộc, quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

- Nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để dân kêu oan, mời vua xét xử. Hằng năm, vua thường rời kinh đi các nơi làm lễ "cày tịch điền", xem nhân dân cày cấy gặt hái.

- Chính sách đối ngoại: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc tuy vẫn giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế của nước độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chawmpa, tuy có lúc căng thẳng nhưng luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

* Về kinh tế

- Nhà nước khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Lấy ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa.

- Nhà Lý có luật lệ bảo vệ trâu bò. Chú ý cho dân đào kênh máng, đắp đê. Nhiều năm được mùa lớn.

- Thủ công nghiệp thời Lý

+ trong nhân dân, các nghề cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ, dệt lụa, nghề in khắc gỗ... phát triển, chất lượng sản phẩm cao.

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công để rèn vũ khí, đúc tiền, may áo mũ cho vua quan, xây dựng cung điện, đền đài, chùa.

+ Một số mỏ vàng, mỏ đồng được khai thác.

- Thương nghiệp

+ Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp. Hình thành các chợ huyện, chợ làng.

* Về văn hòa

- Tôn giáo: Phật giáo đạt mặc cực thịnh ở thế kỉ X-XIII

- Giáo dục: Nhà nước quan tâm đến giáo dục. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức "thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường". Năm 1076, mở Quốc tử giám. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Kiến trúc: Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện có hào thành bao quanh. Các ngôi chùa lớn, tháp chuông, đền đài được xây dựng.

- Âm nhạc, sân khấu dân gian như chèo, múa rối nước phát triển.

* Kháng chiến chống Tống bảo vệ độc lập dân tộc (1075-1077)

 

5 tháng 5 2016

please help me

12 tháng 10 2023

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân sinh sống trong các xóm làng (còn gọi là: phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực

+ Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy.

- Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiêu quốc và được tổ chức nhà nước theo thể chế quần chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

29 tháng 2 2016

Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

-         Tư tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.

+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.

-         Giáo dục

+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.

+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

-         Văn học

+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.

* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể

- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.

15 tháng 1 2019

* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc:

   - Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, cư dân Trung Hoa cổ đại bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kỹ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.

   - Những biến đổi trong đời sống xã hội:

      + Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có nhiều ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

      + Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hóa:

         • Nông dân giàu có trở thành địa chủ.

         • Nông dân giữ lại được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.

         • Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.

   - Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.

* Chế độ phong kiến thời Tần – Hán

Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:

   - Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. giữa Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.

   - Nhà HÁn: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay, Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.

12 tháng 10 2023

Thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước:

- Tổ chức xã hội: Cư dân chủ yếu sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.

- Tổ chức nhà nước theo thể chế quản chủ chuyên chế:

+ vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối

+ Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cấp thành ba hạng: tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong đó: Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình. Thuộc quan là những chức quan dưới quyền tôn quan. Ngoại quan là những quan trấn trị tại địa phương.

+ Cả nước chia thành nhiều châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.

16 tháng 11 2021

Tham khảo

- Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh. Tạc những pho tượng bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo. 
 

                            Chủ đề: các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới      1.Thành tựu tiêu biểu của  Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.          – Nêu được ý nghĩa, tác động...
Đọc tiếp

                            Chủ đề: các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

      1.Thành tựu tiêu biểu của  Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.

– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

          – Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

 

      2.Thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

          – Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

          – Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ .

          – Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.HELP ME !!!!

0
8 tháng 12 2023

Một số thành tựu của văn minh Hy lạp - La mã cổ đại : 

 Chữ viết :

- Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ và từ đó người Hy Lạp đã sáng tạo ra mẫu tự La-tin

- Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã

 Văn học : 

- Văn học ở Hy Lạp-La Mã rất phong phú và đa dạng khi có những thể loại văn học như: thần thoại, sử thi, thơ , kịch ,..

- Một số nhà sử học tiêu biểu như : 

+ Hê-rô-đốt với tác phẩm Historiai 

+ Tu-xi-đít với tác phẩm chiến tranh Pê-lô-pô-nê

+...

- Nổi tiếng nhất là nhà sử học Pô-li-biu-xơ

  Kiến trúc, điêu khắc

- Người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như :

+ Tòa thành acropolis (Athens)

+ Đền thờ thần Athena (Delphi)

+ Đền thờ thần Zeus

+ Nhà hát lớn Ephesus

+ Nhà hát cổ Segesta

+...