K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2018

Tài nguyên chính của miền là:

- Đất phu sa mới ở Tây Nam Bộ.

- Đất đỏ badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước).

- Dầu khí ở thềm lục địa phía nam.

- Quặng bô-xít ở Tây Nguyên.

31 tháng 3 2017

Tài nguyên chính của miền là:
- Đất phù sa mới ở Tây Nam Bộ.
- Đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước).
- Dầu khí ở thềm lục địa phía nam.
- Quặng bôxit ở Tây Nguyên.

31 tháng 3 2017

Tài nguyên chính của miền là:
- Đất phù sa mới ở Tây Nam Bộ.
- Đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước).
- Dầu khí ở thềm lục địa phía nam.
- Quặng bôxit ở Tây Nguyên.

14 tháng 12 2016

2.- Là khu vực rộng lớn nằm ở phía tây nam chầu Á, diện tích: khoảng 7 triệu m2, dân sô' hơn 33 triệu người (năm 2005).

- Tài nguyên chủ yếu: dầu mỏ, khí tự nhiên...

+ Thời cổ đại đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rờ. Đây là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Phần lớn dân cư hiện nay theo đạo Hồi.

 

14 tháng 12 2016

2.

1. Tây Nam Á
Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số: 313 triệu người.
- Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

27 tháng 3 2022

refer

Ngoài ý nghĩa về quân sự, về an ninh quốc phòng và an ninh khu vực, biển đảo Việt Nam còn chứa  lượng tài nguyên rất lớn. Trong tương lai, kinh tế biển sẽ quyết định phần quan trọng nền kinh tế quốc dân. Dưới đây là khái quát về tài nguyên biển được ghi trong sách "100 câu hỏi đáp dành cho tuổi trẻ Việt Nam", của Ban Tuyên giáo Trung ương do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành.

1. Tài nguyên sinh vật

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

Biển đảo Việt Nam có những tài nguyên gì? - ảnh 1

Minh họa tài nguyên biển (ảnh TTXVN)

2. Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính  - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

 

3. Tài nguyên giao thông vận tải

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po đến Ôtx-trây-lia và Niu Di Lân... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

4. Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.

4 tháng 3 2022

   tham khảo 

1. Vị trí địa lí

      Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 5 km về phía đông bắc. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ  bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

      2. Đặc điểm tự nhiên

     - Đồng Hỷ có địa hình phức tạp, chia thành hai vùng rõ rệt: Phía Bắc, Đông Bắc (xã Văn Lăng, Tân Long, Văn Hán, Cây Thị…) là vùng núi thấp, độ cao trung bình 500 - 600m; phía nam và tây nam (xã Hóa Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi…) là vùng trung du có địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 100m.

     - Khí hậu được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với địa hình đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và thất thường trong năm.

     + Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Vào mùa hè, tiết trời nóng bức, nhiệt độ trung bình từ 25-270C, mùa đông chịu ảnh hưởng của hơn 20 đợt gió mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài 2-5 ngày, tiết trời giá lạnh, ít mưa, nhiệt độ dao động từ 12-150C, có năm thấp xuống dưới 100C, xuất hiện sương muối. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dưới 170C.

     + Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2200mm; chế độ mưa chủ yếu phụ thuộc vào hoàn lưu mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X chiếm 85-90% lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa từ 200-400mm, bằng 10-15% lượng mưa cả năm.

     - Thủy văn: Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Kạn) ở độ cao trên 1200m, qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai. Đến địa phận huyện Đồng Hỷ, sông chảy qua các xã Văn Lăng, Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, qua thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên sang Bắc Ninh. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình khoảng 135m3/năm, chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa kiệt phù hợp với mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Sông Linh Nham là sông nhỏ, chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, hợp lưu với sông Cầu ở thành phố Thái Nguyên.

     II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI

     1. Kinh tế

     Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả…

     - Năm 2018 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 14,46% (công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,66%; thương mại - dịch vụ: 4,9%).

     + Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 2010) đạt 2.215 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương đạt 505 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN địa phương đạt 720 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành Xây dựng đạt 990 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được quan tâm, phát triển; một số dự án mới đã và đang được đầu tư như: Dây chuyền luyện gang 100.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất phôi thép công suất 165.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên; các nhà máy sản xuất gạch với công suất 20-35 triệu viên/năm ở xã Khe Mo, Hóa Trung; 02 nhà máy thời trang với quy mô gần 1.000 lao động ở xã Hóa Thượng, Nam Hòa. Năm 2018, toàn huyện có trên 170 doanh nghiệp đang hoạt động; 28 làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.

     + Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật  được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Năm 2018 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.231 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao… toàn huyện hiện có 3.010 ha chè, trong đó trên 1.000 ha được sản xuất theo quy trình VietGap; giá trị thu nhập bình quân đạt trên 250 triệu đồng/năm/01 ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 38.000 tấn/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 46.000 tấn/năm; trồng rừng mới đạt trên 1.200 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt trên 50%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, toàn huyện hiện có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó có 76 trang trại chăn nuôi gia cầm, 13 trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở thị trấn Sông Cầu, trang trại gà đẻ trứng với quy mô từ 30.000 - 40.000 con tại xã Khe Mo và thị trấn Trại Cau…

     Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tốt, phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện. Năm 2018 thực hiện rà soát, bổ sung kế hoạch 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Văn Hán và Nam Hòa); đồng thời chỉ đạo các xã còn lại tăng từ 02 tiêu chí trở lên. Năm 2018 hoàn thành 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số xã đạt nông thôn mới lên 08 xã: Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, Khe Mo, Quang Sơn, Hóa Trung, Văn Hán, Nam Hòa); xã Minh Lập nâng cao chất lượng các tiêu chí để xây dựng dựng xóm Cà Phê 1 đạt xóm nông thôn mới kiểu mẫu năm 2018 và xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
Các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ như: Bưu chính, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp… cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân. Mạng lưới hệ thống chợ, cửa hàng thương mại dịch vụ được quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo phục vụ nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

     Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn bám sát vào mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo nguồn vốn vay cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách xã hội. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng và dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tăng bình quân trên 15%.

     + Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu (năm 2018) đạt 257 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 719 tỷ đồng.

     Thu ngân sách có mức tăng trưởng khá, năm 2018 đạt 119,7 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách hằng năm (không kể thu cấp quyền sử dụng đất) tăng bình quân 18%.

     Năm 2018, trên địa bàn huyện đã thu hút nguồn vốn đầu tư được trên 1.400 tỷ đồng. Trong đó: Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do tỉnh Thái Nguyên tổ chức, có 02 dự án đầu tư vào huyện được cấp giấy chứng nhận đầu gồm: Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau do Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc thực hiện với số vốn đầu tư khoảng trên 700 tỷ đồng; dự án xây dựng Khu tổ hợp dịch vụ và công viên văn hóa thể thao Hồng Thái tại xã Hóa Thượng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị công nghiệp BCD thực hiện, với số vốn đầu tư dự kiến là trên 320 tỷ đồng; ngoài ra dự án mở rộng sản xuất của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên (đầu tư dây chuyền sản xuất phôi thép) với số vốn đầu tư 370 tỷ đồng; dự án Trung tâm dịch vụ sản xuất và giới thiệu sản phẩm thời trang may Phú Hưng, với số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng và thu hút đầu tư các dự án khác như: Dự án mở rộng nhà máy may TNG Đồng Hỷ tại xã Nam Hòa; dự án Xây dựng trang trại lợn tập trung Trọng Khôi tại xã Minh Lập (quy mô 300 ha) và khảo sát thực hiện các dự án thủy điện tại xã Minh Lập; dự án phát triển du lịch hang núi đá vôi tại xã Quang Sơn...

     2. Văn hóa - xã hội

     - Công tác giáo dục - y tế được quan tâm thực hiện tốt; tính từ năm 2015 đến năm 2018 đã xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện 47/53 trường học, bằng 88,6% số trường đạt chuẩn (trong đó 06 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2), 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 81%. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ mức độ 2 tại 15/15 xã thị trấn; chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đạt trên 99%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Hiện nay, 100% Trạm y tế các xã, thị trấn đều có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới. Các chương trình mục tiêu y tế - dân số và phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; công tác khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo theo Luật khám chữa bệnh; chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh được củng cố và nâng lên; công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay đạt 98,5%.

     - Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng; thiết chế văn hóa tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; đến nay 201/205 xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 113 nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới; giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể như: Di tích lịch sử và lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộc H’Mông, Sán dìu)... được quan tâm giữ gìn và phát huy; công tác quản lý nhà nước nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thông tin được tăng cường đảm bảo đúng định hướng. 

     - Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; bình quân hằng năm số lao động được tạo việc làm mới đạt trên 2.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 3%; công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện đạt kết quả tích cực, giảm trên 3% số người nghiện ma tuý mỗi năm./.

27 tháng 3 2022

c2:

tham khảo :

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

11 tháng 3 2021

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại. Có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, bôxít, apatít, crôm, thiếc, đất hiếm và đá vôi

 

 

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

11 tháng 3 2021

thank chị nha