Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái (HST) vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Lợi ích đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.
Gần đây, thuốc trị bệnh bạch cầu có thể được trích từ một loại hoa – Rosy Periwrinkle (dừa cạn hồng), chỉ được tìm thấy ở Madagascar, và thuốc điều trị bệnh ung thư vú từ cây Thủy tùng ở Tây Bắc Pacific. Các sản phẩm từ động vật, cá và thực vật được dùng làm thuốc, đồ trang sức, năng lượng, vật liệu xây dựng, lương thực và những vật dụng cần thiết khác .v.v…
Những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn có vai trò trong bảo vệ sức khỏe và tính toàn bộ của hệ sinh thái thế giới. Cung cấp lương thực, lọc các chất độc (qua các chu trình sinh địa hóa học), điều hòa khí hậu của trái đất, điều chỉnh cung ứng nước ngọt … Nếu mất những loài hoang dại sẽ làm mất sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới con người, chất lượng của cuộc sống.
Thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người.
Để bảo vệ tốt được tài nguyên rừng cần nhiều giải pháp; trong đó các giải pháp sau đây là quan trọng nhất:
- Các hoạt động bảo tồn vừa phải hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vừa cải thiện đời sống của người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng; Chính quyền các cấp cũng như các tổ chức, cơ quan, ban ngành có tâm huyết với công tác bảo tồn cần phải có dự án hỗ trợ người dân vùng đệm Khu bảo tồn tạo sinh kế bền vững và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng đệm.
- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất tăng năng xuất trên diện tích đất canh tác, như vậy sẽ không cần phải tăng diện tích đất sản xuất mà vẫn có thể tăng được sản lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống người dân;
- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đây được coi là một trong những hình thức nhằm xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ rừng, nhà nước giữ được rừng, người dân được ấm no. Việc chia sẻ lợi ích là việc trả lại cho người dân những quyền mà người dân đã thực hiện và coi trong người dân, đặt họ là trung tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. ;
- Việc nâng cao đời sống của cộng đồng cần phải gắn liền với nâng cao nhận thức của người dân bằng các biện pháp tuyên truyền. Tuyên truyền các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các buổi họp thôn, hoạt động tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số tiết học về bảo vệ và phát triển rừng.
-. Đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho dân và diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.
- Duy trì hoạt động của các Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư cả về kiến thức điều tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
- Cần xây dựng một kế hoạch điều tra tổng thể tài nguyên rừng theo định kỳ có thể 5 năm hoặc 10 năm, để nắm bắt được tổng thể của tài nguyên, phục vụ tốt cho công tác quản lý rừng.
- Đối với các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao cần phải có sự bảo tồn nguyên vị mà trước tiên phải bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Nâng cao năng lực cho các Ban quản lý; đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn, đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương và các tổ chức Quốc tế.
* các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lựng cá thể của loài
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn,.....để bảo vệ các loài thực vật trong đó có thực vật quý hiếm
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng bảo vệ rừng
* Đa dạng của thực vật được thể hiện:
- Đa dạng về số loài, số lượng cá thể trong loài
- đa dạng về môi trường sống
* nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tính đa dạng thực vật ở VN
- Nguyễn nhân: + Khai thác rừng bừa bãi
+ Lấy gỗ ( phục vụ đời sống)
+ Đốt rừng => lấy đất làm nương rẫy
+ Cháy rừng
- Hậu quả: + Mất nhiều loại thực vật, 1 số thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
+ Môi trường sống của thực vật bị thu hẹp
Đáp án C
Để phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên ta xét các ý sau:
- (1) đúng
- (2) sai vì nếu lấy rừng làm nương rẫy làm cây xanh bị chặt phá → giảm tài nguyên thiên nhiên.
- (3) đúng, tài nguyên tái sinh như : đất, nước, sinh vật... chúng có khả năng tái sinh khi con người sử dụng hợp lí, còn nếu con người sử dụng không hợp lý thì tài nguyên này không kịp tái sinh.
- (4) đúng, vì nếu gia tăng dân số quá nhiều dẫn đến sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Ngoài ra, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường giúp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của con người → bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Vậy những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên là (1), (3), (4)
Đáp án C
Những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên là:.(1), (3), (4).
Đáp án C
Những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên: (1) Duy trì đa dạng sinh học; (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh; (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
Đáp án C
Những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên: (1) Duy trì đa dạng sinh học; (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh; (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
Đáp án C
Các nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học là: II, III, IV
1.Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định.
2.Cac biện pháp:
+Cấm săn bắn những loài thú quý hiếm.
+Cấm đốt rừng, phá rừng làm mất môi trường sống của các loài động vật.
+Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
+Bảo vệ môi trường trong sạch.
Nguyên nhân:
+Nhiều loại cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
Các biện pháp:
+Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài tực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc Gia, các khu bảo tồn,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
+Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
+Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu hỏi : Trình bày những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ? Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học?
Trả lời :
- Nguyên nhân : nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
Các biện pháp : Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Liên hệ bản thân : - Tham gia trồng cây, gây rừng - Không chặt phá, bẻ cành, dùng những vật sắc nhọn khắc lên thân cây - Tuyên truyền để mọi người biết tác hại khi không có cây xanh, từ đó cùng nhau chung sức bảo vệ cây xanh. - Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương. - Kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ cây xanh .