K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.

+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...

+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…

- Hậu quả:

+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.

+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…

+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người….

15 tháng 8 2023

Tham khảo
* Tình hình chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.

- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

* Tình hình kinh tế:

- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…

- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;

+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…

* Tình hình xã hội:

- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ

- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.

- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

Mục b

b) Chính sách cai trị của thực dân Anh

* Về kinh tế:

- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

* Về chính trị - xã hội:

 

 

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

* Hậu quả:

- Kinh tế giảm sút, bần cùng.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

 

Mục c

c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).

- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...

=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tình hình chính trị

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.

+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;

+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.

- Hậu quả:

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Tình hình kinh tế

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.

+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.

- Hậu quả:

+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.

+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.

+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

♦ Tình hình xã hội

- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Hậu quả:

+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tình hình chính trị:

+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.

+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Tình hình xã hội:

+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là: cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1875 - 1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…

13 tháng 8 2023

Tham khảoEm hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ

Tham khảo

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.

+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

- Ở Đàng Trong:

+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.

+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...

♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Nội thương:

+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.

+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.

- Ngoại thương:

+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...

+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

- Đô thị:

+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).

+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Tình hình chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- Tình hình kinh tế:

+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,..

- Tình hình văn hoá:

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Tình hình xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

7 tháng 8 2023

Tham khảo!

 

Lĩnh vực

Những chuyển biến

Kinh tế

* Nông nghiệp:

Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

* Thủ công nghiệp:

Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...

* Thương nghiệp:

Nội thương:

     - Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

     - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

     - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

Ngoại thương:

     - Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

     - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),...

Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền.

Tôn giáo

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Văn hóa

Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.