K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2016

Tình hình xã hội:

Sau chiến tranh xã hội phân hóa vương hầu quý tộc ngày càng có nhiều ruộng đất và quyền lợi.

Địa chủ có nhiều ruộng đất nhưng không thuộc quý tộc.

Nông dân chiếm số đông.

Thợ thủ công, thương nhân tỉ lệ nhỏ.

Nô tì bị bốc lột nặng nề.

Trong vở cô cho mình ghi vậy nhưng không biết đúng không!@@!

21 tháng 3 2016

Điểm nổi bật về các mặt của xã hội Việt Nam dưới thời Trần

* Xây dựng nhà nước

- Chính quyền Trung ương tổ chức hoàn chính: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất, giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính như sảnh, viện, đài; các chức quan trông coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Chính quyền địa phương: Đất nước chia thành nhiều Lộ do chức An Phủ Sứ cai quản; dưới Lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh đô Thăng Long được chia làm hai khu vực: Kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Đại doãn trông coi.

- Quân đội được tổ chức quy củ: Cấm binh và Lộ binh, được tuyển chọn theo chế độ "Ngụ binh ư nông", nhân dân được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà. Ban hành bộ Hình luật riêng.

- Quan lại được tuyển chọn qua hai hình thức: Từ con em gia đình quý tộc, con cháu quan lại và qua thi cử đỗ đạt.

- Đoàn kết dân tộc: các vua từng vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của dân, duy trì mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp giữa vua và nhân dân. Giải quyết tốt đẹp các vụ chống đối, li khai của một số tù trưởng, nhà nước và nhân dân cùng hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất.

- Ngoại giao: Đối với phong kiến phương Bắc vừa giữ được lệ thần phục, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập, có chủ quyền; đối với các nước láng giềng phía Nam, nhà Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ biên cương.

* Mở rộng và phát triển kinh tế

- Nông nghiệp: khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất, thưởng ruộng đất cho người có công và cấp cho các chùa chiền. Tổ chức nhân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê "Quai vạc", đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp. Từ đó thủy tai không còn, nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, đời sống nhân dân được sung sướng, tiềm lực đất nước mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm.

- Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, đồ gốm, các nghề tô tượng, trang sức... tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Sự hình thành các làng nghề thủ công với trình độ chuyên môn hóa cao, tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Thành lập các xưởng thủ công nhà nước để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng tiền...

- Thương nghiệp: kinh tế nội ngoại thương đều phát triển, như sự xuất hiện các chợ địa phương, các trung tâm buôn bán trao đổi ở các đô thị, việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng rất nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Sự phát triển của thương nghiệp đã kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.

* Kháng chiến chống ngoại xâm

Dưới thwoif Trần, trong vòng 30 năm, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Trần hưng Đạo và các vua Trần yêu nước, cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng; cả nước đứng dậy cầm vũ khí với tinh thần "Sát Thát" chiến đấu dũng cảm, quân dân đại việt đã đánh bại ba lần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta vào các năm 1258, 1285, 1288 bảo vệ vững chức nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất, quật cường của dân tộc ta.

* Văn hóa

- Tôn giáo: Phật giáo phát triển mạnh mẽ, tư tưởng Phật giáo được phổ biến rộng trãi trong nhân dân.

- Giáo dục: Chữ Hán trở thành chữ viến chính thức, các khoa thi được tổ chức đầu đặn.

- Văn học: Xuất hiện hàng loạt các bài hịch, bài phú nổi tiếng, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải... đậm đà tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế, như tháp Phổ Minh..., khoa học kĩ thuật: Bộ Đại Việt sử kí là bộ sử chính thống của nhà nước được biên soạn, về quân sự có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn...

7 tháng 10 2023

Tham khảo
Câu 1:

Võ Trường Toản là một doanh nhân thành đạt và có cả một cuộc đời đáng ngưỡng mộ. Đây là những điểm nổi bật về cuộc đời của ông:
 1.1.  Sự khởi nghiệp thành công:

Võ Trường Toản đã thành lập công ty TNHH MTV Vũ Đức Toản và phát triển thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Ông đã đồng sáng lập và là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Coteccons - một trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất Việt Nam.
2.2.  Sự đổi mới và sáng tạo:

Ông Võ Trường Toản luôn chú trọng đến việc đổi mới và sáng tạo trong công việc. Ông đã đưa ra nhiều ý tưởng mới và phát triển các dự án xây dựng độc đáo và ấn tượng, mang lại giá trị cao cho công ty và khách hàng.
3.3. Tinh thần sáng tạo và khả năng lãnh đạo:

Võ Trường Toản được biết đến với tinh thần sáng tạo và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Ông đã xây dựng một đội ngũ nhân viên tài năng và đam mê, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của họ.
44  Sự đóng góp xã hội:

Ngoài thành công kinh doanh, ông Võ Trường Toản cũng là một người đóng góp tích cực cho cộng đồng. Ông đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện và xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.

7 tháng 10 2023

Tham khảo
Câu 2: 

- Những đóng góp

 + Võ Trường Toản là một nhà nho, nhưng cụ không rơi vào lối dạy máy móc, giáo điều của nho học lạc hậu, cổ hủ. Cụ chủ trương, lấy lối học "Nghĩa lý để giáo hóa".

+ cụ căn dặn học trò cần thấu triệt nội dung của cuốn sách, chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ, cách dạy ấy thường gọi là “Tri ngôn dưỡng khí”, tri ngôn là hiểu lời, còn dưỡng khí là nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập nghĩa, tức là làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn.

+ Cụ đã mở trường dạy học hàng trăm học sinh, nhiều người đã đổ đạt làm quan lớn, nhiều người chỉ học để sống cho có đạo lý. 

- Đóng góp nổi bật nhất là đã đào tạo nên rất nhiều học sinh giỏi và tài năng cho đất nước.

1 tháng 10 2019
Thời kì Đặc điểm nổi bật
Xã hội nguyên thủy

- Xã hội phương Đông

+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước sớm. Xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên được hình thành ở lưu vực dòng sông lớn. Ai Cập, Lưỡng Hà, ...

+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

+ Trong xã hội, tầng lớp nông dân công xã là đông đảo nhất và giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.

+ Vua nắm mọi quyền hành gọi là vua chuyên chế cổ đại.

- Xã hội phương Tây

+ Xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành muộn.

+ Hai ngành sản xuất hính là thủ công và thương nghiệp,

+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội

+ Thể chế dân chủ cổ đại

Xã hội phong kiến

- Xã hội phương Đông

+ Ra đời sớm, từ khoảng mấy thế kỉ cuối trước Công nguyên

+ Hai giai cấp chính : địa chủ và nông dân lĩnh canh

+ Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực

+ Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng thế kỉ XVII – XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến

- Ở Tây Âu

+ Ra đời muộn hơn phương Đông

+ Hai giai cấp chính: lãnh chúa và nông nô

+ Trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Từ thế kỉ XV – XVII, chế độ phong kiến Tây Âu suy bong và chuẩn bị cho sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

12 tháng 4 2017

Nội dung

Thời nguyên thuỷ

Thời cổ đại

Thòi trung đại

Phương

Đỏng

Phương

tây

Phương

Đông

Phương

Tây

Thời gian

4 triệu năm cách ngày nay

3.500 năm TCN

Thế kỉ VIII - VII TCN

Từ thể kỉ III TCN đến thế kỉ XIX

Từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI

Kinh

tế

Công

cụ

Đá

Đồng và

sắt

Đồng và

sắt

Sát

Sắt

Phương

thức

Hái lượm, săn bắt —» săn bắn, hái lượm -> trồng trọt, chăn nuôi

Nông

nghiệp

Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Nông

nghiệp, thủ

công

nghiệp,

thương

nghiệp

Nông

nghiệp,

thủ công

nghiệp,

thương

nghiệp

Xã-hội

Công xã nguyên thuỷ:

- Công bằng, bình đẳng

- Không có giai cấp

Xã hội có giai cấp :

- Quý tộc

- Nông dân công xã

Chế độ chiếm hữu nô lệ :

- Chủ nô -Nô lệ

Hai giai cấp chính : địa chủ và nông dân

Hai giai cấp chính : lãnh chúa và nông nô

Chính trị

Không có nhà nước

- Bầy người nguyên thuỷ

- Thị tộc, bộ lạc dân chủ nguyên thuỷ

Nhà nước

chuyên

chế

Nhà nước dân chủ cổ đại

Nhà nước phong kiến tập quyền

Nhà nước phong kiến phân quyền -phong kiến tập quyển



3 tháng 2 2021

- Những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ trong thời kì Bắc thuộc:

+ Bắt  nhân ta theo phong tục Hán, xóa bỏ phong tục, tín ngưỡng của ta

-> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

+ Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo... và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chính quyền phong đô hộ phương Bắc.

1 tháng 6 2021

Em tham khảo !

* Những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời Lý - Trần

Thành tựu

Thời Lý

Thời Trần

  

 

Văn hóa

- Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích.

- Đạo Phật phát triển, nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú.

Giáo dục

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ.

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

Khoa học - kĩ thuật

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

- Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể.

- Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

- Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.



 

5 tháng 2 2021
Bắc thuộc lần 1 (179 TCN–40)Nhà Triệu cai trị (179 – 111 TCN)Bắc thuộc là một vấn đề còn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến nay của lịch sử Việt Nam, phần lớn các quan điểm sử học thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 TCN khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam vì Triệu Đà vốn là người Hoa ở phương Bắc, là tướng theo lệnh Tần Thủy Hoàng mà đánh xuống phương Nam. Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 179 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương. 
Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu thời Chiến Quốc, nay là tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc) được nhà Tần bổ nhiệm là Huyện lệnh huyện Long Xuyên, sau được Nhâm Ngao tự ý bổ nhiệm làm Quận úy quận Nam Hải (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay).

Nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), Triệu Đà đã tách ra cát cứ quận Nam Hải, sau đó đem quân thôn tính sáp nhập vương quốc Âu Lạc và quận Quế Lâm lân cận rồi thành lập một nước riêng, quốc hiệu Nam Việt với kinh đô đặt tại Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) vào năm 207 TCN.

Nước Nam Việt trong thời nhà Triệu bao gồm khu vực hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nam Việt được chia thành 4 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Giao Chỉ và Cửu Chân. Biên giới phía bắc là hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh, biên giới phía nam là dãy Hoành Sơn.

Sau khi nhà Hán được thành lập và thống nhất toàn Trung Quốc, Triệu Đà xưng là Hoàng đế của nước Nam Việt để tỏ ý ngang hàng với nhà Tây Hán. Trong khoảng thời gian 68 năm (179 TCN – 111 TCN), miền Bắc Việt Nam hiện nay là một phần của nước Nam Việt, nước này có vua là người Trung Hoa và vị vua này không công nhận sự cai trị của nhà Hán.

Năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á[11]. Trong thế kỷ 1, các tướng Lạc Việt vẫn còn được giữ chức, nhưng Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn.

Hai Bà Trưng (40–43)

Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó, nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau 3 năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên Hai Bà Trưng không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.

Bắc thuộc lần 2 (43–544)

Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu giành độc lập.

Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.

Nhà Tiền Lý (544–602)

Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 20 năm nữa cho đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.

Bắc thuộc lần 3 (602–923 hoặc 930)

Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.

Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ IX.

Từ sau loạn An Sử (756–763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân.

Cuối thế kỷ IX, nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt.

Thời kỳ tự chủ (905–938)

Họ Khúc (905–923 hoặc 930)

Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho nền độc lập của Việt Nam.

12 tháng 10 2023

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân sinh sống trong các xóm làng (còn gọi là: phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực

+ Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy.

- Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiêu quốc và được tổ chức nhà nước theo thể chế quần chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.