Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình hình gia tăng dân số của tỉnh Tây Ninh:
-Gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các địa phương trong tỉnh.
-Các huyện vùng sâu, biên giới tỉ lệ tăng cao hơn vùng thị xã, thị trấn.
+ Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu mức tăng dân số cao hơn 1,71%.
+ Thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng mức tăng thấp hơn 1,71%.
Sự phân bố dân cư của Tây Ninh.
- Dân cư phân bố không đều.
- Mật độ trung bình: 263 người / km2 (2005)
- Dân cư tập trung đông ở Thị xã – Thị trấn Hòa Thành
- Thưa thớt ở các huyện biên giới (vùng nông thôn).
Câu 2:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ bao gồm địa hình đa dạng, có nhiều dòng sông lớn, đồng bằng rộng lớn và nhiều bãi biển đẹp. Những điều kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của vùng, bao gồm nông nghiệp, thủy sản, du lịch và công nghiệp.
Câu 3:
Thực trạng vấn đề tài nguyên và môi trường biển-đảo nước ta đang gặp nhiều thách thức và nguy cơ. Các vấn đề bao gồm sự suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản, ô nhiễm môi trường, sự tàn phá rạn san hô và sự gia tăng của các hoạt động khai thác dầu khí. Để giải quyết các vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường biển-đảo của nước ta.
* Sông Sài Gòn:
- Bắt nguồn từ Sroc BuTen (Bình Phước), đoạn thượng và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam; đoạn hạ lưu chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam; đến Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) hợp với sông Đồng Nai, đổ ra biển.
- Chiều dài của sông qua tỉnh ta là 135km.
- Những phụ lưu chính của sông là: Suối Ngô ( Suối Bà Chiêm), suối Sanh đôi.
* Sông Vàm Cỏ Đông:
- Bắt nguồn tử Thôn Suông (CampuChia) chày theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến Long An hợp với sông Vàm CỏTây đổ ra biển.
- Độ dài của sông qua tỉnh ta là: 151km.
- Các phụ lưu chính là: Rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng.
Câu 1: Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ:
- Địa hình và địa thế: Vùng Đông Nam Bộ có địa hình đa dạng với nhiều ngọn núi, đồi, đồng bằng và vùng ven biển. Vùng núi như Tây Nguyên cung cấp nguồn nước quan trọng cho sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi và kênh rạch rất đa dạng.
- Khí hậu: Vùng Đông Nam Bộ thường có khí hậu nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng.
- Biển và đảo: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều bãi biển và đảo đẹp như Phú Quốc, Côn Đảo, và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điểm đến du lịch phổ biến và cung cấp nguồn sống cho ngư dân.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
- Nông nghiệp và nguồn nước: Đất phù sa và mạng lưới sông ngòi ở vùng này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng. Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam.
- Cảng biển: Cảng biển Hồ Chí Minh và cảng biển Cái Mép - Thị Vải là các cảng biển quốc tế lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế vùng và cả nước.
- Du lịch: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, và Côn Đảo, giúp phát triển ngành du lịch và dịch vụ.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên động, thực vật ở Tây Ninh:
-Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến diện tích rừng thu hẹp, nhiều loại động vật, thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng, vấn đề bảo vệ rừng là nhiệm vụ vô cùng cấp bách ở Tây Ninh.
-Cần bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
-Trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
*Là học sinh, em cần tham gia trồng cây gây rừng - trồng cây nhớ ơn Bác, tích cực tham gia vào việc bảo vệ rừng ở địa phương.
1.Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện
Khó khăn:
- Dân trí chưa cao
- Nhiều dân tộc thiểu số
- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối
- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực
- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.
2.
+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:
- Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)
- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)
- Thiếc, măn gan, bô xít (Cao Bằng)
- Chì, Kẽm (Bắc Cạn)
- Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)
- Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi
+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước).
- Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt
- Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
- Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.
* Thảm thực vật tự nhiên của Tây Ninh phong phú, đa dạng, bao gồm: Rừng thưa ít ẩm cây lá rộng; rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ, Trảng cây bụi và cây cỏ thuỷ sinh.
- Rừng thưa ít ẩm cây lá rộng là kiểu rừng tiêu biểu; được phân bố ở địa hình núi thấp và đồi ở phía Bắc vùng Xa mát, Lò Gò; phía Tây Châu Thành; một phần ở Tân Châu. Kiểu rừng có cây gỗ thân thẳng, chủ yếu là họ dầu, hoa na, bàng; gỗ quý có gụ, sao, trắc …, dưới tán rừng là cây cỏ, dây leo cây bụi.
- Rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ; phân bố ở địa hình đồi (cao 60-80 mét), thuộc Tân Biên, Dương Minh Châu.
- Trảng cây bụi: phân bố dọc biên giới Tây Ninh- Campuchia; sườn dốc chân núi Bà Đen, Dương Minh Châu.
- Cây cỏ thuỷ sinh: Xuất hiện trên bề mặt bồn trũng, đầm lầy dọc thung lũng sông Vàm Cỏ Đông phía Nam huyện Châu Thành đến Bến Cầu (súng, năn, cỏ bất, cỏ mồm, bàng, đưng, sậy …).