Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Muốn lấy ví dụ thì em phải hiểu rõ khái niệm của lịch sử: là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Ví dụ: những việc em làm ở 5 phút trước đã trôi qua và hiện tại em đang làm việc khác.
2.
một số kiến thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập lịch sử đã được em vận dụng vào thực tế: Em đã được biết về các di tích lịch sử, các di sản văn hoá và em sẽ đến tham quan khi đi du lịch
Tham khảo
Ví dụ về chức năng xã hội của sử học:
1. Việc học về lịch sử và văn hóa của một quốc gia có thể giúp tăng cường sự đoàn kết và tình yêu đất nước của người dân trong đó.
2. Các câu lạc bộ và tổ chức về sử học có thể giúp tạo ra một cộng đồng những người quan tâm đến lịch sử và văn hóa, giúp họ giao lưu, trao đổi kiến thức và tăng cường sự hiểu biết về nhau.
3. Việc duy trì và bảo tồn các di sản văn hóa và lịch sử của một quốc gia có thể giúp định hình và củng cố nhận thức về các giá trị, tôn giáo, phong tục, truyền thống và quyền lợi của một cộng đồng.
Ví dụ về chức năng giáo dục của sử học:
1. Việc học về lịch sử và văn hóa của một quốc gia có thể giúp học sinh phát triển tư duy phân tích, suy luận và đánh giá.
2. Việc nghiên cứu và viết về lịch sử và văn hóa có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và viết lách, từ đó giúp họ trở thành những người có khả năng tìm kiếm thông tin và phát triển kiến thức.
3. Việc học về các giá trị, tôn giáo, phong tục, truyền thống và quyền lợi của một cộng đồng có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về xã hội và trở thành những công dân có ý thức và trách nhiệm với xã hội.
Tham khảo:
Câu 1:
- Đặc trưng: Là cái nôi của nền văn học Việt Nam, có truyền thống hiếu học lâu đời, thủy chung và kiên cường .... VD: Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới.
Câu 2:
Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Để kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Hà Tĩnh sẽ tổ chức các hoạt động: Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm; Họp báo tuyên truyền và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh – Hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”; Tổ chức cuộc thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh; Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh – những chặng đường lịch sử”; triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ”; Phối hợp với hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt – Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”; Phát động cuộc thi Bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”; Tổ chức Tuần văn hóa – Du lịch “Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021)
Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan.
Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
P/S: Cuối cùng cx gặp đc đồng hương =))
- Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
- Ví dụ:
- Đối tượng của sử học là: quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam
- Chức năng của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
+ Khôi phục các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay
+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc; rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
+ Cung cấp những tri thức khoa học về giúp con người khám phá lịch sử Việt Nam một cách khách quan, chân thực.
+ Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái… đồng thời, góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam trong lịch sử cho thế hệ sau.
+ Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá khứ của dân tộc Việt Nam và dự báo sự phát triển trong tương lai của đất nước Việt Nam.