K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2018

Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913

- Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn................. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

27 tháng 7 2018

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Mục 1

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Mục 2

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

Mục 3

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

 

13 tháng 3 2022

thế nào nữa bn

19 tháng 11 2017

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia phong

trào. Cụ thể là:

*Mục tiêu đấu tranh:

- Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

*Lực lượng tham gia:

- Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

24 tháng 3 2022

refer

 

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. 

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Thời gian tồn tại

Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Lãnh đạo

Nông dân.

Văn thân, sĩ phu.

Địa bàn hoạt động

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Lực lượng tham gia

Nông dân.

Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Khởi nghĩa vũ trang.

Tính chất

Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát

Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.

 



X

24 tháng 3 2022

Tham khảo:
Giông nhau: Sự giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những phong trào yêu nước, tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Hai phong trào này có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Khác nhau:

-Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.

-Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.

Thời gian tồn tại:

-Phong trào Cần Vương: Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.

-Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Lãnh đạo:

-Phong trào Cần Vương: Các sĩ phu văn thân yêu nước.

-Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Địa bàn hoạt động:

-Phong trào Cần Vương: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.-

-Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng tham gia:

-Phong trào Cần Vương: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.

-Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Phương thức đấu tranh:

-Phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa vũ trang.

-Khởi nghĩa Yên Thế: Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Tính chất:

-Phong trào Cần Vương: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.Khởi nghĩa Yên Thế:

-Phong trào nông dân mang tính tự phát.

13 tháng 3 2022

Khả năng chiến đấu của người dân Việt Nam sẽ bộc phát khi có sự xâm phạm tới cuộc sống của mỗi người, sẽ tự vùng dậy, tự có nhiều cách chiến đấu khác nhau để có thể bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của chính mình. 

13 tháng 3 2022

dài thêm tí đc k bạn, mk đang soạn thi giữa kì

15 tháng 4 2019

– Lãnh đạo: Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).

– Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.

– Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, bảo vệ quê hương đất nước.

– Địa bàn: chủ yếu diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

– Phương thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

– Diễn biến:

+ Giai đoạn 1884 – 1892, nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa thống nhất sự chỉ huy của 1 người. Thủ lĩnh uy tín nhất là Đề Nắm chỉ huy đẩy lùi nhiều trận càn quét chùa quân Pháp. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở Bắc Yên Thế. Tháng 3 – 1892, Pháp huy động lực lượng tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, nhiều người bị bắt và giết hại. Tháng 4 – 1892, Đề Nắm bị sát hại.

+ Giai đoạn 1893 – 1897, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, tìm cách giảng hòa với Pháp để củng cố lực lượng (10 – 1894). Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu, Pháp lại tổ chứa tấn công. Để bảo toàn lực lượng, Hoàng Hoa Thám xin giảng hòa lần hai(12 -1897) phải chấp nhận những điều kiện ngoặt nghèo do Pháp đề ra. Tuy nhiên, nghĩa quân vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

+ Giai đoạn 1898 – 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Hoàng Hoa Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự ® đội quân rất tinh nhuệ, thiện chiến.

+ Năm 1908, Pháp mở cuộc tấn công tiêu diệt phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhiều thủ lĩnh đã hi sinh. Tháng 2 – 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

– Kết quả: Phong trào kéo dài suốt 30 năm nhưng cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp và dập tắt.

– Nguyên nhân thất bại:

+ Sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương, Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Để tiêu diệt nghĩa quân, thực dân Pháp đã kết hợp tấn công quân sự và chính trị (Pháp giảng hòa, dùng tay sai…).

+ Do sự chênh lệch lực lượng giữa ta và địch.

+ Thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất. Chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Để lại bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức, lãnh đạo, phương pháp, chiến thuật, hậu phương…

11 tháng 5 2022

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Mục 2

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

Mục 3

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.