K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2016

Hoàn cảnh

-    Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.

-    Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị.

Lãnh đạo

-    Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần vương hoặc những nông dân yêu nước.

Khuynh hướng

-     Phong kiến

Lực lượng

-     Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,..), nhất là nông dân

Mục tiêu

-         Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (phong trào Cần vương) hoặc để bảo vệ cuộc sống bình yên (khởi nghĩa Yên Thế-).

Hình thức

-          Khởi nghĩa vũ trang.

Quy mô

-          Rộng khắp, chủ yếu là Bắc và Trung Kì.

Kết quả:

-          Thất bại

Ý nghĩa

Tiếp nối được truyền thống yêu nước dân tộc.

+ Tạo cơ sở tiếp nối CNMLN và TTHCM.

+ Phong trào yêu nước thất bại trong lúc này chứng tỏa con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản.

 

 

30 tháng 7 2016

Chủ nghĩa Mác- Lê Nin

Tư tưởng Hồ Chí Minh

1 tháng 9 2023

Tham khảo

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

27 tháng 4 2021

* Nguyên nhân thất bại: Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1858-1884 thất bai là do:

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

* Ý nghĩa lịch sử: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
 

Nguyên Nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác

 

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Ý nghĩa lịch sử: 

Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

tham khảo nha!!!

do 1 số cái ko bt nên ko trả lời nha!!!

12 tháng 10 2023

Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX thất bại vì:

+ Thiếu đường lối đúng đắn, cứu nước theo khuynh hướng phong kiến lỗi thời, lạc hậu

+ Chưa có sự tập hợp đoàn kết, thống nhất đấu tranh

+ Cách đánh giặc còn chưa phong phú, chủ yếu dựa vào ưu thế địa hình hiểm trở,...

+ Thế lực của quân Pháp mạnh, gây nhiều bất lợi cho quân ta

12 tháng 10 2023
13 tháng 10 2023

Tham khảo
Vào cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã trở thành một phong trào đấu tranh chống lại sự thôn tính và áp bức của thực dân Pháp. Phong trào này được lãnh đạo bởi những nhân vật như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thái Học và Phan Bội Châu. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã gặp phải nhiều khó khăn và thất bại. Trước hết, sự chia rẽ và tranh chấp giữa các nhóm lãnh đạo đã làm suy yếu sức mạnh của phong trào. Ngoài ra, sự vũ khí hóa của thực dân Pháp cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho phong trào yêu nước không thể đánh bại được thực dân Pháp. Kết cục của phong trào yêu nước là thất bại và Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã để lại một di sản văn hóa và lịch sử quan trọng cho Việt Nam. Nó đã khơi dậy tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của người Việt Nam, và trở thành một nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho đất nước.

1 tháng 3 2022

đều đấu tranh chống lại ánh đô hộ của pháp 

1 tháng 8 2021

D. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình xâm lược của kẻ thù.

 
1 tháng 8 2021

Câu này lúc nãy anh nhầm :< xin lũi