K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2016

Chính sách kinh tế

+ Nông nghiệp:

Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất

- Phương pháp bóc lột phát canh thu tô để thu lợi nhuận tối đa

+ Công nghiệp:

Tập trung khai thác mỏ than kim loại

- Sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước

- Giao thông vận tải tăng cường xây dựng hệ thống đường giao thông

+ Thương Nghiêp:

- Độc chiếm thị trường

- Đánh thuế nặng vào các mặt hàng

Chính sách văn hóa giáo dục

- Vẫn duy trì văn hoá giáo dục phong kiến  lạc hậu, sau đó có thêm môn tiếng Pháp phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.

+ Hệ thống giáo dục chia làm 3 bậc

- Ấu học

- Tiểu học

- Trung học (hạn chế)

* Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân, để đễ dàng thống trị lâu dài, người dân Việt Nam quên đi sứ mệnh giải phóng dân tộc chứ không phải “khai hóa văn minh”.



 

2 tháng 3 2022

Câu 1 :

a, 

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

b, Các chính sách văn hóa giáo dục không để khai hóa văn minh vì :

+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, dùng người Việt trị người Việt.

+ Thực hiện chính sách ngu dân: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

2 tháng 3 2022

a,Trình bày chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất

+ Bọn chủ đất mới áp dụng phương pháp bọc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam

- Công nghiệp:

+ Tập trung vào khai thác than và kim loại

+ Sản xuất xi măng,gạch ngói,điện nước,chế biến gỗ,xay xát gạo,giấy,diêm,rượu,đường,vải sợi,..

- Giao thông vận tải:

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải \(\rightarrow\)để bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

- Thương nghiệp và thị trường:

+ Độc quyền nắm giữ thị trường Việt Nam

+ Tiến hành đánh các thứ thuế mới,chồng lên thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới

b, Theo em, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp thực hiện ở nước ta không phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam.Bởi:

- Thông qua giáo dục chúng muốn biến nhân dân ta  thành tầng lớp nô dịch chỉ biết phục từng

- Qua việc mở trường lớp để tuyên truyền những thứ xấu xa,duy trì thói hư tật xấu đồng thời kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt,lạc hậu

- Dùng người Việt để đánh người Việt 

23 tháng 10 2023

Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế, văn hóa và giáo dục ở Việt Nam với mục đích khai thác tài nguyên và lao động của đất nước ta. Chính sách kinh tế của Pháp tập trung vào việc khai thác tài nguyên như cao su, gỗ, than đá và khoáng sản khác. Họ cũng xây dựng hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt, để vận chuyển tài nguyên từ Việt Nam về Pháp.

Chính sách văn hóa của Pháp tập trung vào việc giáo dục và tiếp cận văn hóa phương Tây. Họ xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường học dành cho giới quý tộc và tầng lớp thượng lưu. Họ cũng giới thiệu văn hóa phương Tây, nhưng thường là những giá trị văn hóa của Pháp, chứ không phải của Việt Nam.

Tuy nhiên, chính sách của Pháp không phải là để khai hóa văn minh cho Việt Nam. Thực tế, chính sách này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ người dân Việt Nam. Việc giáo dục chỉ dành cho một số ít người, trong khi đa số dân chúng vẫn bị mù chữ và không có cơ hội tiếp cận với giáo dục. Ngoài ra, chính sách kinh tế của Pháp đã gây ra sự khai thác tàn bạo tài nguyên và lao động của Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại cho đất nước ta.

-> Chính sách của Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX không phải là để khai hóa văn minh cho Việt Nam, mà là để khai thác tài nguyên và lao động của đất nước ta.

7 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải để “khai hoá văn minh” cho người Việt Nam, vì:

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

Tham khảo:

 

Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải để “khai hoá văn minh” cho người Việt Nam, vì:

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

1 tháng 8 2018

- Không đúng. Đường lối của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, Pháp duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Ý đồ của Pháp là:

+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triểu, dùng người Việt trị người Việt.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

10 tháng 7 2017

- Chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp không phải là để khai hóa văn minh cho người Việt Nam. Bởi vì:

- Pháp chủ trương hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa; Pháp duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thưc cựu học để phục vụ chế độ thống trị của thực dân Pháp.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Ý đồ của Pháp là:

+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.